Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao họ tên người Mỹ bản địa lại được đặt theo màu sắc?

Tommy Orange, Nathan Lee Chasing His Horse, Eddie Little Sky, Sitting Bull. Red Cloud, điểm chung của họ đều là người Mỹ bản địa với những cái tên lạ lùng.

Những người Mỹ bản địa từng không có định danh dòng họ trước khi người da trắng đến. Chế độ thực dân đến và kiểm soát mọi thứ, thậm chí cả lan rộng những tên họ mới để nắm quyền ảnh hưởng lên người thổ dân.

Trong tiếng người bản địa cổ, có những cái họ rất đẹp được đặt theo thiên nhiên và trời đất, nhưng người da trắng đã dịch thô những từ ngữ ấy, làm hỏng nguyên tác, đi kèm với những tên đệm đầy ngẫu nhiên được truyền miệng từ các tướng lĩnh, sỹ quan hay đại tá người Mỹ.

Review sach Khong nha anh 1

Nhiều người Mỹ bản địa ngày nay có họ được đặt theo màu sắc, hoặc các cụm từ mô tả như Little Sky, Little Cloud, Little Man, Sitting Bull, Has No Horse, Chasing His Horse...

Đó là lý do tại sao họ của người Mỹ bản địa nhiều lúc đơn giản chỉ là màu sắc: Black (màu đen), Brown (màu nâu), White (màu trắng), Green (màu xanh lá) hoặc Orange (màu cam). Nhiều người cũng được đặt tên theo danh họ của người da trắng, do chính những người lính đặt như Smith, Jones, Lee, Johnson, Jackson, Sherman, Scott…

Họ đôi khi cũng được gọi qua những cụm từ mô tả động vật, có ý nghĩa hoặc hoàn toàn vô nghĩa nhưng khi dịch ra tiếng Anh lại khiến nhiều người bối rối như Little Sky (bầu trời nhỏ), Little Cloud (đám mây nhỏ), Little Man (người thấp bé), Loneman (người cô đơn), Sitting Bull (bò ngồi), Has No Horse (không có ngựa), Chasing His Horse (đuổi theo ngựa), Youngblood (máu trẻ), Goldtooth (răng vàng), Bear Shield (khiên gấu), Good Feather (lông tốt), Bad Feather (lông xấu), Little Feather (lông nhỏ) hay Red Feather (lông đỏ).

Chính những cái tên họ ghép này đã khiến nhiều đứa trẻ Mỹ bản địa bị bạn bè trêu chọc và châm biếm trong suốt nhiều năm đi học. Từng có cả trào lưu bói tên Mỹ bản địa của bất cứ ai thông qua ngày tháng năm sinh hoặc chữ cái đầu tiên trong tên của người tham gia khiến cộng đồng người bản địa tức giận.

Nhưng cái tên cũng chỉ là tên gọi, dùng để xác định danh tính của bất kỳ người da đỏ nào, còn bản thân họ mong mỏi tìm kiếm con người thật, mình là ai trong nền văn hóa giao thoa giữa bản sắc truyền thống và thành thị hiện đại như Tony Loneman, Dene Oxendene, Opal Victoria Viola Bear Shield, Jacquie Red Feather, Edwin Black, Bill Davis, Calvin Johnson, Orvil Red Feather, Octavio Gomez, Daniel Gonzales, Blue, Thomas Frank trong cuốn sách Không nhà của tác giả Tommy Orange.

Review sach Khong nha anh 2

Cuốn sách Không nhà của Tommy Orange.

Không nhà kể lại sự kết nối tìm về cội nguồn của 12 con người ở khắp nước Mỹ cùng hướng về đại lễ Powpow ở Oakland, một nơi mà tất cả những người da đỏ sẽ được ở cạnh nhau, một không gian truyền thống, cổ xưa nơi người ta ca hát, nhảy múa, bán đồ trang sức, mong muốn được chúc phúc, được cầu nguyện, được mặc những bộ lễ phục của người da đỏ. Họ đã giữ gìn Powpow bởi họ chẳng còn biết đi đâu để được ở cùng nhau, được nhìn và nghe thấy nhau.

Ngoại trừ những cái tên, còn lại thì 12 con người ấy cũng giống với bao người da trắng hay da màu khác trên khắp đất nước Mỹ. Họ được tổ tiên, cha mẹ nói rằng mình là người da đỏ, nhưng chẳng còn cảm nhận chút bản sắc nào còn sót lại trong tâm hồn. Dù ai có nói gì về di sản dân tộc thì điều đó cũng không làm họ mang đặc tính của người Indian nhiều lên hay ít đi. Không ai dạy họ làm thế nào để trở thành người Indian, mà họ muốn tìm thấy người Indian trong chính mình. Đó là quá trình đầy đau khổ, nhưng ai cũng phải đối diện và chấp nhận nó.

Thông qua cuốn tiểu thuyết Không nhà (tựa gốc: There There), Tommy Orange sử dụng các nhân vật để cho thấy rằng ký ức đóng vai trò như thế nào trong văn hóa và truyền thống của người Mỹ bản địa. Đó cũng là bài học về tình yêu, tình anh em, tình cha mẹ và tình người đặt trong bối cảnh một nét văn hóa có khả năng biến mất mãi mãi.

Nhà là nơi trái tim ta thuộc về nhưng người Indian đang lạc lối vì không còn biết mình thuộc về đâu. “Người Indian không trở về vùng đất của mình. Vùng đất đó ở khắp mọi nơi và cũng là không nơi nào cả.” Họ không còn nhà bởi “nơi này không có bình yên” (there is no there there).

Review sach Khong nha anh 3

Nhà văn Tommy Orange.

Tommy Orange là một nhà văn người Mỹ bản địa sinh ra và lớn lên tại Oakland, bang California, Mỹ. Không nhà là tác phẩm đầu tay của anh được viết với một trái tim truyền thống. Cuốn tiểu thuyết được đề cử giải Pulitzer năm 2019 và nằm trong top 10 cuốn sách hay nhất của năm do The New York Times bình chọn.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm