Đoàn rước cây nêu. |
Cây nêu là cây tre già dài gần 20 m, do các lính vệ vác, cùng đội nghi thức và ban lễ nhạc cung đình rước từ cửa Hiển Nhơn về dựng trước Triệu Tổ Miếu, Đại Nội Huế.
Tục dựng nêu ngày Tết là một trong những phong tục văn hóa không chỉ của riêng Việt Nam mà của rất nhiều nước Á Đông. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, tục dựng nêu đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp ngàn đời. Đây là hoạt động nhằm tái hiện nghi lễ xưa của dân tộc Việt Nam nói chung, triều đình nhà Nguyễn nói riêng, tạo không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán Quý Mão sắp đến.
Ông Tôn Thất Giáp, một người dân tham gia lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế cho biết: “Thời xưa các vua, các chúa, ngày 23 tháng Chạp là người ta phong ấn dựng nêu lên để báo rằng cái Tết sắp đến và triều đình sẽ tạm ngưng tất cả các công việc từ ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày 7 tháng Giêng người ta mới hạ nêu, báo hiệu cho một năm mới sắp đến. Lễ dựng nêu ý nghĩa như vậy”.
Ngay sau khi tổ chức tại Triệu Tổ Miếu, lễ dựng nêu tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Tổ Miếu và điện Long An với các nghi tiết tương tự. Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 23 Chạp âm lịch, đúng vào ngày đưa ông Táo như đánh dấu mốc cho việc tạm ngừng các công việc trong năm để đón Tết.
Về tâm linh, dân gian tin rằng cây nêu có tác dụng xua đuổi, trừ yểm ma quỷ, những điều xấu của năm cũ, chuẩn bị cho một năm mới an lành. Lễ hạ nêu sẽ được tiến hành vào mùng 7 Tết.
Dựng nêu ngày Tết ở Thế Tổ Miếu. |
“Lễ dựng nêu này có tính chất tái hiện, nhằm thể hiện tinh thần đầu năm mới của khu di sản, trở thành một tiết mục mà du khách có thể tương tác được. Do vậy trong lễ dựng nêu các tình tiết các nghi thức chúng tôi cững nghiên cứu trên các nghi tiết truyền thống của triều Nguyễn. Khác với lễ dựng nêu ở ngoài dân gian, lễ dựng nêu của trong cung triều Nguyễn các vị vua thường dùng lễ này để kết thúc công việc hành chính trong một năm và báo hiệu thời gian nghi Tết”, ông Nguyễn Phước Hải Trung chia sẻ.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.