Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ra mắt tác phẩm phi hư cấu về Chernobyl của tác giả Nobel

Sau "Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ", "Lời nguyện cầu từ Chernobyl" tiếp tục là một tác phẩm xuất sắc của Svetlana Alexievich.

Lời nguyện cầu từ Chernobyl được xuất bản cách đây 10 năm. Cũng giống như cấu trúc của Chiến tranh không có một khuôn mặt đàn bà, cuốn sách này là thành quả của những cuộc phỏng vấn với 500 nhân chứng có liên quan tới thảm họa nhân loại tàn khốc này: lính cứu hỏa, đội cứu hộ, chính trị gia, nhà vật lý, nhà tâm lý và những thường dân. 

Tờ Publishers Weekly gọi cuốn sách này là “cuộc chiếu X-quang tâm hồn Nga”. Nhìn từ góc độ chính trị, “có lẽ không phải cuộc cải tổ của Gorbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân thực sự khiến Liên bang Xô viết sụp đổ” (Political Affairs). Nhìn từ lăng kính xã hội, đây là thành quả gom nhặt hơn 10 năm những nỗi đau “tàn khốc và dữ dội” (New York Times Book Review) khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng.

tac pham phi hu cau ve Chernobyl cua tac gia Nobel anh 1
Tác phẩm Lời nguyện cầu từ Chernobyl của tác giả Svetlana Alexievich. 

 

Có lẽ Alexievich đã quyết tâm truyền đi Lời nguyện cầu từ Chernobyl không phải ở tư cách một nhà báo hay nhà văn, mà trước hết ở tư cách một người Belarus ghi chép về “sự sống và cái chết của đồng bào mình” (The Nation). Chính vì vậy, không khó hiểu khi bà khơi sâu được “cảm giác lặng đi chẳng nói nên lời, cái ‘khôn tả’, tính anh hùng và niềm đau thương” (The Telegraph).                                                                                                        

Năm 2015, khi lựa chọn Svetlana Alexievich là tác giả nhận giải Nobel Văn chương, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định: “Svetlana Alexievich được trao giải vì những trang viết đa dạng về giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta.”

'Tại sao chỉ hư cấu mới làm nên văn chương?'

Nguyên Ngọc cho rằng Viện Hàn lâm Thụy Điển làm cuộc cách mạng khi trao Nobel Văn chương cho Svetlana Alexievich, bởi họ đánh đổ thành kiến "chỉ văn học hư cấu mới giá trị".

 

 


Lê Na

Bạn có thể quan tâm