Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng ảnh hưởng ngày mua sắm 11/11 của Trung Quốc

Alibaba ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thấp kỷ lục kể từ khi sự kiện 11/11 đầu tiên. Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đã hạ nhiệt cơn sốt mua sắm ở Trung Quốc.

Kể từ khi Alibaba khởi động sự kiện mua sắm 11/11 đầu tiên vào ngày 11/11/2009, Lễ Độc thân đã trở thành cơn sốt mua sắm, được các công ty thương mại điện tử tại Trung Quốc dùng để đưa ra những chương trình khuyến mại và giảm giá sâu.

Nhưng năm nay, theo Wall Street Journal, sự kiện đã bị kìm hãm bởi những rắc rối trong sản xuất. Hôm 10/11, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã tăng mức kỷ lục 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình trạng mất điện khiến hoạt động sản xuất ở một số tỉnh bị đình trệ hoặc chậm lại. Tình trạng khan hiếm chất bán dẫn trên toàn cầu cũng đè nặng lên các nhà sản xuất đồ điện tử.

Le Doc than anh 1

Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới Lễ Độc thân 11/11 - sự kiện mua sắm thường niên lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters.

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng gián đoạn khiến một số mặt hàng nhập khẩu bị giao chậm hơn bình thường. Điều đó khiến người bán đứng trước quyết định khó khăn hơn. Nhiều cửa hàng nhỏ quyết định giảm giá ít hơn và cắt giảm quảng cáo trên các nền tảng thương mại điện tử để đảm bảo lợi nhuận.

"Tất cả đều phải tìm ra điểm cân bằng. Chúng ta muốn duy trì doanh số hay lợi nhuận?", cô Wen Siqing - một người bán hàng trên nền tảng Taobao của Alibaba Group Holding Ltd. - chia sẻ.

Thách thức của Trung Quốc là dấu hiệu báo trước cho những gì sẽ xảy ra trong mùa mua sắm cao điểm trên thế giới năm nay. Tại Mỹ, các nhà bán lẻ đã cảnh báo về những vấn đề trong vận chuyển và hậu cần, khuyến khích người mua đặt hàng càng sớm càng tốt.

Alibaba cho biết tổng doanh thu năm nay đạt mức cao kỷ lục 84,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tăng trưởng hàng năm chỉ 14%, thấp nhất kể từ năm 2009. JD.com Inc. cũng báo cáo doanh thu kỷ lục khoảng 54,6 tỷ USD.

Trên Taobao và JD.com - 2 trong số những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, thời gian giao các mẫu điện thoại thông minh mới nhất của ​​Apple Inc. và Huawei Technologies Co. đến tay người mua có thể mất đến khoảng 4 tuần.

Tất cả đều phải tìm ra điểm cân bằng. Chúng ta muốn duy trì doanh số hay lợi nhuận?

Cô Wen Siqing, một người bán hàng trên nền tảng Taobao của Alibaba Group Holding Ltd.

Theo nhân viên chăm sóc khách hàng của một số cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng này, hàng về chậm chủ yếu do thiếu chip và những bộ phận điện tử khác.

Theo một nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc (có trụ sở tại Quảng Đông), ngoài tình trạng thiếu chip, tình trạng mất điện cũng cản trở các hoạt động sản xuất.

Đối mặt với tình trạng khan hiếm điện, các nhà máy của Trung Quốc ở một số tỉnh đã buộc phải đóng cửa hoặc giảm sử dụng năng lượng kể từ tháng 8.

Theo nhóm phân tích tại S&P Global Ratings, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng mất điện. Bởi chúng làm gián đoạn sản xuất và đẩy chi phí năng lượng lên cao.

Các nhà phân tích của S&P ước tính rằng chi phí thép và đồng đã tăng khoảng 40% đối với những nhà sản xuất thiết bị gia dụng. Còn các công ty may mặc đối mặt với giá sợi và len vọt lên 30%.

Tại quận Gaoyang - nơi sản xuất 1/3 khăn tắm được sử dụng trên cả nước - giá bông và các loại hàng dệt khác đã tăng khoảng 50% kể từ tháng 9, theo một nhà quản lý tại Baoding Mengcuijiao Textile Co.

Điều đó đã thu hẹp lợi nhuận của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, Baoding Mengcuijiao Textile Co. cũng không tăng giá vì lo ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Người bán gặp khó

Một nhà sản xuất mỹ phẩm ở Tô Châu cho biết giá dầu và các hóa chất khác đã tăng cao. Công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm sau khi chi phí vọt lên 30-40% chỉ trong vỏn vẹn 2 tháng.

Ông Jacob Cooke - Giám đốc điều hành của công ty tư vấn thương mại điện tử WPIC - cho biết các thương hiệu thường giảm giá ít hơn trong năm nay. Nguyên nhân là nguồn cung hạn chế và áp lực về biên lợi nhuận.

Sự kiện mua sắm năm nay cũng chịu ảnh hưởng bởi cuộc trấn áp của Bắc Kinh đối với các công ty tư nhân. Hồi đầu năm, Alibaba chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD vì vi phạm quy tắc độc quyền. Giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn bay hơi hàng trăm tỷ USD.

JD.com, Tencent, Pinduoduo, Meituan và các công ty khác cũng bị điều tra hoặc chịu phạt vì những hành vi phản cạnh tranh.

Cuối tuần trước, Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước cấm các nền tảng thực hiện những hành vi thiếu công bằng, chẳng hạn tăng giá bán các mặt hàng rồi giảm giá vào ngày 11/11.

Le Doc than anh 2

Một người giao hàng trong sự kiện mua sắm 11/11 của Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock.

Tuần trước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã triệu tập Alibaba, JD.com, Pinduoduo và Meituan. Cơ quan này cảnh báo các nền tảng không được gửi thư rác cho người dùng để tiếp thị về Lễ Độc thân.

"Các nền tảng Internet lớn dường như phải thận trọng hơn trong việc giảm giá và tiếp thị để tránh vi phạm quy định độc quyền", nhà kinh tế Alicia Garcia Herrero của Natixis bình luận.

Lễ Độc thân cũng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Anh Fu Yandong - một kỹ sư 34 tuổi, sống ở Vũ Hán - đã đặt mua một chiếc túi vào ngày 11/11.

Tuy nhiên, anh phải chờ lâu hơn bình thường 2-3 tuần để nhận được chiếc túi. Cửa hàng giải thích rằng việc nhập da bị chậm trễ. "Chúng ta còn có thể làm gì khác được nữa? Tôi chỉ biết đợi mà thôi", anh chia sẻ.

Lễ Độc thân 11/11 ảm đạm của Trung Quốc

Nền kinh tế chậm lại và lạm phát tăng cao có thể ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng trong Lễ Độc thân. Cùng với đó là sức ép của Bắc Kinh lên các nền tảng thương mại.

China Evergrande đã thực sự 'thoát nạn'?

China Evergrande được cho là đã kịp thời thanh toán khoản lãi trái phiếu 148 triệu USD và tránh khỏi một vụ vỡ nợ. Nhưng một số nhà đầu tư cho biết vẫn chưa được trả tiền.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm