Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác động của tăng trưởng kinh tế tới môi trường

Phải chăng tăng trưởng kinh tế thật sự không tương thích với việc bảo tồn môi trường tự nhiên của Trái Đất? Có lẽ nào chúng ta phải chọn một trong hai?

Ảnh: Olivia Bee/Billboard.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã khơi mào cho những tác hại đáng báo động mà con người gây ra cho môi trường. Ngay từ những ngày đầu, ô nhiễm đã gia tăng đáng kể ở các thành phố công nghiệp lớn, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt.

Nói cụ thể hơn, việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng lượng khí nhà kính giữ nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất và làm toàn cầu nóng lên. Sự gia tăng nhiệt độ dự kiến trên khắp hành tinh trong những thập niên tới được dự đoán sẽ gây ra những thay đổi lớn về môi trường, dẫn đến sự tuyệt chủng của hàng loạt loài động thực vật và phá vỡ trạng thái cân bằng phức tạp của sự sống trên Trái Đất.

Hơn nữa, mực nước biển dâng theo dự báo sẽ khiến hàng chục triệu người phải di dời, ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực thế giới và gây ra nỗi khổ nhân sinh cũng như thiệt hại kinh tế đáng kể. Việc áp dụng dần các quy định về môi trường và công nghệ bền vững với môi trường, chẳng hạn như khai thác năng lượng mặt trời và gió, quản lý và tái chế chất thải, và xử lý nước thải đã phần nào giảm thiểu xu hướng này, nhưng tình trạng ô nhiễm hành tinh của chúng ta vẫn ở mức báo động.

Cùng với sự giảm dần nhịp độ tăng trưởng dân số, những dự đoán trước đây về nạn đói hàng loạt do Trái Đất không có khả năng nuôi sống nền dân số bùng nổ nhìn chung đã được chứng minh là sai lầm bởi sự gia tăng đáng kể về nguồn cung lương thực trong suốt cuộc Cách mạng Xanh.

Tuy nhiên, dân số thế giới tăng 7 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng 14 lần trong hai trăm năm qua, làm tăng đáng kể mức tiêu dùng trên toàn thế giới, cũng là những áp lực chính dẫn đến suy thoái môi trường. Đã có nhiều người lo ngại rằng cuộc hành trình của nhân loại như chúng ta biết có thể sẽ không còn khả thi nữa.

Tốc độ chuyển đổi sang các nguồn năng lượng bền vững vẫn còn bất cập và việc sản xuất hàng hóa không thân thiện với môi trường đang diễn ra ngày càng tăng đã góp phần dẫn tới quan điểm ngày càng phổ biến cho rằng việc tránh thảm họa môi trường sẽ đòi hỏi phải giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Phải chăng tăng trưởng kinh tế thật sự không tương thích với việc bảo tồn môi trường tự nhiên của Trái Đất? Có lẽ nào chúng ta phải chọn một trong hai? Không nhất thiết là như thế.

Phân tích đối chiếu giữa các nước cho thấy rằng mức tăng khí thải carbon do sự gia tăng dân số đông đúc gây ra cao hơn nhiều so với mức tăng khí thải carbon do sự gia tăng phúc lợi vật chất tương đương nhưng với dân số thấp hơn gây ra. Nói cụ thể hơn, một khu vực có 50 triệu dân và thu nhập 10.000 đôla trên đầu người sẽ thải ra nhiều carbon hơn đáng kể so với một khu vực có 10 triệu dân và thu nhập 50.000 đôla trên đầu người, mặc dù hai khu vực có tổng thu nhập bằng nhau.

Điều này ngụ ý rằng sự tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy thông qua giảm tỉ lệ sinh - tức sự tăng trưởng kinh tế nhờ tăng quy mô tương đối của cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (được gọi là "cổ tức nhân khẩu" trong ngành kinh tế học) - sẽ giúp giảm đáng kể mức phát thải carbon dự kiến.

Trên thực tế, từ khi bắt đầu Chuyển đổi Nhân khẩu học, hiện tượng giảm tỷ lệ sinh đã và đang giúp cất bớt gánh nặng của đà tăng dân số đối với môi trường. Vì vậy, tuy rằng Cách mạng Công nghiệp đã mở màn cho hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay, nhưng sự khởi động đồng thời của quá trình Chuyển đổi Nhân khẩu học cũng giúp giảm thiểu tác động của nó, giúp giảm nhẹ sự đánh đổi tiềm tàng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn môi trường.

Về cơ bản, việc duy trì tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm thiểu suy thoái môi trường và đẩy lùi nguy cơ "sụp đổ" sẽ dựa vào chính những yếu tố từng đưa chúng ta đến tình trạng khó khăn hiện tại: đổi mới công nghệ để tạo điều kiện thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, hướng tới các công nghệ thân thiện với môi trường; và giảm tỉ lệ sinh để giảm gánh nặng dân số đối với môi trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa.

Dẫn lời nhà công nghệ, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà từ thiện người Mỹ Bill Gates: "Chúng ta nên dành thập niên sắp tới để tập trung vào những công nghệ, chính sách và cấu trúc thị trường giúp đưa chúng ta vào con đường loại bỏ khí nhà kính vào năm 2050".

Trong các chính sách và cấu trúc này, cần có những chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trên toàn cầu, tiếp cận giáo dục và các biện pháp tránh thai, qua đó góp phần hạ thấp tỉ lệ sinh trên toàn cầu. Bằng cách xoa dịu xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay, ta sẽ tranh thủ được thời gian quý báu để phát triển những công nghệ làm xoay chuyển cuộc chơi, vốn dĩ rất cần thiết trong trận chiến này.

So với các khuyến nghị về chính sách khí hậu thông thường như áp dụng công nghệ năng lượng sạch và các quy định về môi trường mà việc quản lý và thực thi thường tốn kém, trong khi các chính sách giảm sinh đẻ mang lại lợi ích của tăng trưởng kinh tế cùng với bảo tồn môi trường, thì việc chính thức khẳng định các biện pháp nhân khẩu học này có thể thu hút được sự ủng hộ chính trị nhiệt liệt hơn nhiều ở hầu hết nước đang phát triển.

Nếu chúng ta có thể tránh được thói tự mãn và dành các nguồn lực thích hợp, thì sức mạnh đáng kinh ngạc của những phát minh đổi mới của nhân loại từng phát huy ngoạn mục trong thời đại tiến bộ, song hành với việc giảm tỉ lệ sinh - cả hai đều được thúc đẩy bởi sự hình thành vốn nhân lực - sẽ kịp thời mang lại sự tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng để biến cuộc khủng hoảng khí hậu này thành một ký ức nhạt nhòa trong nhiều thế kỷ tới.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Oded Galor/NXB Dân Trí

SÁCH HAY