Số sừng tê giác trên được tìm thấy trong một gói hành lý được gửi từ Ethiopia. Hai người phụ nữ quốc tịch Thái đã chạy trốn ngay sau khi biết hành lý này bị kiểm tra an ninh.
Họ được cho đã di chuyển từ Việt Nam và Campuchia. Lệnh bắt giữ hai đối tượng này đã được ban hành.
Channel News Asia dẫn lời giám đốc Bộ phận Bảo vệ động thực vật hoang dã của Thái Lan cho biết đây là vụ tịch thu sừng tê giác có giá trị lớn nhất tại nước này trong vòng 5-10 năm qua.
Cảnh sát Thái Lan và lượng sừng tê giác tịch thu trong ngày 14/3. Ảnh: Reuters. |
Thái Lan thường được coi là cửa ngõ vào Đông Nam Á và trở thành một trong những trạm trung chuyển lớn nhất của thị trường buôn bán động vật hoang dã thế giới.
Việc buôn bán sừng tê giác bị cấm trên phạm vi toàn cầu theo một công ước của Liên Hợp Quốc nhưng vẫn rất phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á, nơi nhiều người tin rằng sừng của loài vật này có nhiều công dụng y học.
Các nước châu Phi, nơi sống của 80% lượng tê giác trên thế giới, đã đấu tranh chống lại bọn săn trộm trong nhiều năm. Số liệu thống kê cho thấy thế giới còn khoảng 29.000 con tê giác, so với 500.000 con vào đầu thế kỷ 20.
Chính phủ Nam Phi công bố dữ liệu cho thấy số vụ săn trộm sừng tê giác tăng từ 83 vụ năm 2008 lên 1.215 vụ năm 2014, song đã giảm trong 2 năm qua.