Dự án có tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, quy mô gần 100 ha. Quần thể kết hợp dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, chăm sóc sức khỏe. Nhà phát triển dự án hướng đến khai thác và nâng cao giá trị nguồn khoáng nóng Quảng Yên nổi tiếng từ lâu nhưng chưa nhận đầu tư xứng tầm.
Lễ khởi công quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen Thanh Hóa của Sun Group. |
Nước khoáng nóng Quảng Yên có nhiệt độ phát lộ trên 44 độ C, hàm lượng HS-, S2O3(2-), H2S ở ngưỡng 7,3 mg/l. Với tính axit nhẹ (PH<7), nước khoáng nóng tại đây được đánh giá tốt trong việc giảm căng thẳng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mạn tính về da, tiêu hóa, khớp, tiểu đường, cao huyết áp…
Đặc biệt, lượng HSiO2 là 68,5 mg/l giúp duy trì sức khỏe cho da. Theo ông Sekine Yoshinori - Nguyên chủ tịch Hiệp hội Phát triển Spa Nhật Bản: “Với hàm lượng lưu huỳnh cao và chứa nhiều axit metasilicic - thành phần dưỡng ẩm tự nhiên, độ pH 6,5 tương đương kem dưỡng da, nước khoáng Quảng Yên đạt tiêu chuẩn của 'nước khoáng mỹ nhân' Nhật Bản (Bijin no Yu)”.
Quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen tại Quảng Yên, Quảng Xương do Sun Group làm chủ đầu tư. Ảnh phối cảnh minh họa. |
Trên cơ sở giá trị hiếm có của nguồn khoáng nóng và cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản, dự án tái hiện thị trấn của đất nước mặt trời mọc với ba tổ hợp, nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc.
Các hạng mục lớn có cụm công trình vườn Nhật Kaiyu - Shikien - dạo mát; công viên văn hóa Nhật Bản. Điểm nhấn ấn tượng trong tổ hợp này nằm ở công viên Onsen với dịch vụ tắm onsen, spa và trị liệu phục hồi sức khỏe, khu trung tâm thương mại, shophouse.
Quần thể được quy hoạch bài bản, gồm đa dạng cụm tiện ích, cảnh quan. Ảnh phối cảnh minh họa. |
Tổ hợp shophouse mang phong cách phố cổ Kyoto, kế bên là những mảng màu thanh bình của Nhật Bản xưa. Bên cạnh đó, dự án có khu tắm onsen VIP trong nhà, trung tâm tổ chức hội nghị khoảng 1.000 chỗ.
Bộ sưu tập sản phẩm nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp gồm biệt thự đơn lập, song lập, tứ lập, shophouse… được thiết kế theo phong cách Nhật Bản hiện đại. Ở đó, khoáng nóng dẫn vào từng căn. Tùy loại hình villa, chủ đầu tư trang bị thêm tiện ích như nước khoáng dẫn vào phòng ngủ master, bể ngâm khoáng nóng, phòng xông nóng, xông lạnh, bể onsen ngoài trời, phòng massage, vườn Nhật…
Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Dự án sau khi hoàn thành, đi vào hoạt động với hệ thống hạ tầng, cảnh quan đồng bộ, hiện đại, không gian nghỉ dưỡng đậm chất Nhật Bản và dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế hứa hẹn tạo ra điểm nhấn ấn tượng, độc đáo trong bản đồ du lịch quốc gia. Đồng thời, dự án đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách, tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn người lao động, tăng thu cho ngân sách Nhà nước".
"Công trình cũng góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đưa ngành vào nhóm kinh tế mũi nhọn”, ông Liêm cho biết thêm.
Tổng quan quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng từ trên cao. Ảnh phối cảnh minh họa. |
Ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group - chia sẻ thêm về dự án: “Kiến trúc và cảnh quan thực hiện bởi đối tác thiết kế hàng đầu Nhật Bản là Nippon Koei, Kume Sekkei. Ngoài ra, đa dạng trải nghiệm, dịch vụ chất lượng cao kiến tạo và vận hành theo tiêu chuẩn khắt khe từ Nhật Bản. Sun Beauty Onsen Thanh Hóa sẽ tạo nên hệ sinh thái onsen đẳng cấp cho xứ Thanh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung".
Cũng theo ông Trường, dự án nâng cao giá trị nguồn khoáng nóng thiên nhiên, tạo sản phẩm chủ lực cho du lịch Thanh Hóa từng bước bứt phá, trở thành điểm đến bốn mùa hấp dẫn. Tổ hợp còn góp phần thay đổi diện mạo vùng đất Quảng Xương, tăng việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, góp phần kiểm soát, sử dụng nguồn tài nguyên phù hợp, hiệu quả.
Năm ngoái, Sun Group khởi công tổ hợp dự án quảng trường biển và đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn trị giá hơn 1 tỷ USD. Loạt dự án quy mô lớn khác như khu du lịch sinh thái Bến En đang được Sun Group quan tâm, nghiên cứu đầu tư, kỳ vọng đưa Thanh Hóa trở thành tâm điểm giải trí, du lịch của cả nước.
Theo quy hoạch này, Bến En, Quảng Xương và Sầm Sơn nằm trên trục du lịch phương ngang của Thanh Hoá, vẽ nên bức tranh đa trải nghiệm, từ nghỉ dưỡng núi rừng (Bến En) đến khoáng nóng chăm sóc sức khỏe ở đồng bằng (Quảng Xương) và biển Sầm Sơn.
Tương lai, khi cao tốc Bắc Nam hoàn thành, du khách từ Hà Nội mất khoảng 1,5 giờ đến Quảng Yên tắm onsen, thay vì 3-4 tiếng như hiện nay. Nếu sân bay Thọ Xuân trở thành cảng hàng không quốc tế cũng giúp du khách bay thẳng đến Thanh Hóa, trải nghiệm quần thể du lịch onsen đậm chất Nhật Bản.
Dự kiến, những hạng mục đầu tiên của dự án hoàn thành vào năm 2023. Quần thể Sun Beauty Onsen Thanh Hóa được kỳ vọng là điểm nhấn quan trọng, tạo bệ phóng giúp kinh tế du lịch Quảng Xương bứt phá, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh trở thành một trong bốn cực tăng trưởng mới của tứ giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa.
Bình luận