Thế giới
Quân sự
Sức mạnh hai siêu tăng kỳ phùng địch thủ của Nga và Mỹ
- Thứ bảy, 18/10/2014 15:30 (GMT+7)
- 15:30 18/10/2014
M1A2 Abrams đang đảm trách vai trò xe tăng chủ lực của quân đội Mỹ trong khi T-90 là cỗ máy chiến tranh đáng sợ trong biên chế quân đội Nga.
|
Hiện tại, M1A2 và T-90 đều được đánh giá là những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới. Ngôi sao của quân đội Mỹ được nâng cấp từ những chiếc M1A1 trong khi xe tăng chủ lực của quân đội Nga được nâng cấp từ những chiếc T-72. Ban đầu, T-90 vẫn chỉ là giải pháp tạm thời của Nga trong giai đoạn phát triển một loại xe tăng vượt trội hơn, nhưng những gì nó thể hiện giúp loại xe tăng này trở thành chủ lực của quân đội Nga trong giai đoạn chuyển giao. |
|
Dự án phát triển xe tăng M1A2 của quân đội Mỹ được khởi xướng từ năm 1988 nhưng mẫu đầu tiên chính thức được đưa vào biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ trong năm 1992. Mẫu T-90 đầu tiên được đưa vào biên chế chiến đấu của quân đội Nga năm 1991. |
|
Hiện tại, Mỹ có khoảng 1.200 đến 1.500 chiếc M1A2 nhưng khoảng 1.000 chiếc trong số đó được nâng cấp từ những chiếc M1A1. Theo kế hoạch, những chiếc M1A2 sẽ góp mặt trong quân đội Mỹ tới năm 2050. Trong khi đó, Nga có khoảng 2.050 chiếc T-90 kể từ khi nó được sản xuất hàng loạt trong năm 1992 tới nay. Nga đang phát triển loại xe tăng mới để thay thế những chiếc T-90. |
|
Những chiếc M1A2 dài 9,83 m (tính cả chiều dài nòng pháo), rộng 3,48 m và cao 2,44 m cùng trọng lượng khoảng 62,5 tấn. Biên chế chiến đấu của M1A2 gồm 4 người. Xe tăng T-90 dài 9,63 m (tính cả chiều dài nòng pháo), cao 2,22 m và rộng 3,78 m. Chúng có tải trọng khoảng 47,5 tấn với biên chế chiến đấu gồm 3 người. |
|
Vũ khí chính của M1A2 là pháo nòng trơn M256 cỡ nòng 120 mm. Đây là loại pháo nạp đạn bằng tay do Đức sản xuất. Nếu bắn đạn thông thường, nó có thể diệt mục tiêu trong khoảng cách 4 km nhưng nếu được nạp loại tên lửa chống tăng LAHAT của Israel, nó có thể hạ mục tiêu ở khoảng cách 8 km. Trong khi đó, T-90 sở hữu pháo nòng trơn cỡ nòng 125 mm. Nó có khả năng bắn đạn thường hoặc các loại tên lửa chống tăng dẫn đường chuyên dụng, với khoảng cách diệt mục tiêu hiệu quả khoảng 5 km. |
|
Động cơ 1.500 mã lực cho phép M1A2 di chuyển với vận tốc tối đa đạt 67 km/h với phạm vi hoạt động đạt 425 km. T-90 sơ hữu động cơ công suất tối đa đạt 1.250 mã lực nhưng nhờ tải trọng nhẹ nên chúng vẫn có thể di chuyển với vận tốc tối đa đạt 65 km/h. Phạm vi hoạt động của chúng có thể lên tới 700 km nếu được trang bị loại động cơ mạnh nhất. |
|
Ngoài vũ khí chính, M1A2 được trang bị hai khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 mm với 12.400 viên đạn và 12,7 mm với 1.000 viên đạn. T-90 cũng sở hữu hai súng máy cỡ nòng tương tự. |
|
Bên cạnh khả năng tác chiến hoàn hảo, lớp giáp là thành tựu nổi bật của xe tăng Nga và Mỹ nhưng họ luôn kín tiếng về cấu tạo của bộ phận này. Những chiếc M1A2 được bọc bởi lớp giáp composite chống xuyên thấu, giáp Kevlar để chống nứt vỡ và giáp phản ứng nổ để bảo vệ xe tăng khỏi các loại vũ khí chuyên dụng. Lớp giáp của M1A2 cũng giúp bảo vệ nó khỏi các loại đạn bọc uranium nghèo. Trong khi đó, xe tăng Nga được bao bọc bởi hỗn hợp tuyệt mật, kết hợp giữa thép với vật liệu tổng hợp và giáp phản ứng nổ. Nó cũng giúp xe tăng chống lại các loại đạn bọc uranium nghèo, ra đời nhằm mục đích xuyên thủng lớp giáp dày. |
|
Kíp xe tăng M1A2 cần bốn người bởi loại pháo nó sử dụng đòi hỏi cơ chế nạp đạn bằng tay. Trong khi đó, xe tăng Nga chỉ cần kíp chiến đấu gồm 3 thành viên nhờ cơ chế nạp đạn tự động. Nó cũng tăng khả năng bắn của T-90 so với phương pháp nạp đạn bằng tay. |
|
Cả hai loại xe tăng của Nga và Mỹ đều được trang bị các hệ thống chuyên dụng, giúp tăng khả năng đánh lạc hướng tên lửa chống tăng của đối phương. Cả hai loại xe tăng đều sở hữu hệ thống hỗ trợ kiểm soát hỏa lực hiện đại, giúp bắn trúng các mục tiêu đang di chuyển. Chúng có khả năng hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. |
Mỹ
Đức
xe tăng
Mỹ
Nga
T-90
M1A2
quân đội Mỹ
Quân đội Nga