Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức mạnh hai máy bay Mỹ lướt qua giàn khoan Trung Quốc

Lockheed EP-3 là máy bay trinh sát chuyên thu thập thông tin tình báo, còn Boeing RC-135 ra đời nhằm chống những mối đe dọa từ lực lượng phòng không và không quân đối phương.

Ngày 30/6, lực lượng chấp pháp Việt Nam phát hiện các máy bay trinh sát EP-3 và RC-135 của Mỹ bay qua khu vực Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Lockheed EP-3 là máy bay trinh sát chuyên thu thập thông tin tình báo do Hải quân Mỹ vận hành. Nó là phiên bản cải tiến của máy bay trinh sát P-3 Orion mà Mỹ đang sử dụng. Ảnh: Wikipedia

Chúng có chiều dài 35,57 m, sải cánh 30,36 m với tải trọng cất cánh tối đa đạt 64.600 kg. Phi hành đoàn  gồm 22 người, bao gồm phi công, các chuyên gia phân tích và xử lý dữ liệu. Ảnh: Blogspot

Hệ thống tình báo của EP-3 giúp nó đảm trách tốt nhiệm vụ cảnh báo những mối đe dọa trực tiếp, bao quát khu vực, kiểm soát thông tin, làm nhiễu hệ thống phòng không và chống ngầm. Ảnh: Hải quân Mỹ

Vận tốc tối đa của chúng đạt 780 km/h, trần bay 9.150 m cùng phạm vi hoạt động 4.400 km. Những chiếc EP-3 không mang vũ khí. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong tháng 4/2001, một chiếc EP-3E ARIES II của Mỹ và chạm với máy bay chiến đấu Shenyang J-8 của Trung Quốc. Sự cố nghiêm trọng khiến phi công điều khiển J-8 tử nạn. Phi cơ EP-3 hư hại nhưng vẫn hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc bắt phi hành đoàn chiếc EP-3 vì “sát hại phi công Trung Quốc”. Ảnh: Wikipedia

Vài phút sau khi chiếc EP-3 biến mất hôm 30/6, một máy bay Boeing RC-135 của Mỹ tiếp tục di chuyển vào khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981. Đây là máy bay trinh sát cỡ lớn, ra đời nhằm chống những mối đe dọa từ lực lượng phòng không và không quân đối phương, xác định các nguồn phát xạ trên không, trên biển và trên mặt đất. Ảnh: Không quân Mỹ

Phi hành đoàn của RC-135 gồm 27 người, bao gồm 3 phi công, 2 hoa tiêu và 22 chuyên viên phân tích, tình báo, sĩ quan chiến tranh điện tử và kỹ thuật viên bảo trì. Ảnh: Không quân Mỹ

RC-135 có hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống liên lạc bằng sóng radio, ăng ten vệ tinh, máy ảnh điện quang học độ phân giải cao cùng hệ thống cảm biến. Dữ liệu mà chúng thu thập sẽ được mã hóa và truyền trực tiếp tới các vệ tinh hoặc các máy bay khác nhằm tránh những tác động từ hệ thống chiến tranh điện tử của đối phương. Ảnh: Không quân Mỹ

Với chiều dài 41,53 m, sải cánh 39,88 m, tải trọng cất cánh tối đa đạt 146.000 kg, vận tốc cực đại 933 km/h, phạm vi hoạt động của RC-135 là 5.500 km, còn trần bay đạt 15.200 m. RC-135 bay lên cao với vận tốc 1.500 m/phút. Ảnh: Không quân Mỹ

Hồng Minh

Bạn có thể quan tâm