Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sự xoay chuyển khó ngờ của bà Harris

Thay vì bị cuốn theo những đòn công kích từ ông Trump, bà Harris tìm cách thể hiện hình ảnh người bảo vệ nước Mỹ thông qua các cam kết chính sách và nỗ lực giải quyết vấn đề.

bau cu tong thong my anh 1

Trên thực tế, các lãnh đạo nữ đối mặt với những trở ngại mà các lãnh đạo nam không gặp phải. Theo New York Times, có một điều ít người biết đến, là mỗi phụ nữ lại vấp phải những tình thế nan giải khác nhau.

Với bà Hillary Clinton, đó là phải tỏ ra mạnh mẽ nhưng vẫn phải nữ tính, tránh rơi vào cảnh “đột lốt đàn ông vì tham vọng”. Bà Kamala Harris thì khác, khi phó tổng thống không phải phản bác những lời chỉ trích tương tự, một phần vì bà không chọn chủ đề “phá vỡ trần kính” làm chủ đề cho chiến dịch tranh cử. Điểm yếu của bà nằm ở từ “bảo vệ”.

Nỗ lực tranh cử tổng thống của bà Harris luôn bị bủa vây bởi câu hỏi: Bà sẽ bảo vệ những cử tri lo lắng, những người chìm trong sự bất an như thế nào? Trong văn hóa Mỹ, “bảo vệ” là cụm từ mang nặng tính phân biệt giới tính, khi theo truyền thống, phụ nữ không được trở thành người bảo vệ hay được bảo vệ.

Người "diễn" vai bảo vệ, phóng đại mối nguy

Trong xã hội hay đời sống cá nhân, người muốn thống trị thường hứa hẹn bảo vệ người khác. Nhà triết học nữ quyền Susan Rae Peterson đã đề cập tới khái niệm “nam giới bảo kê” (male protection racket) 47 năm trước.

Bà lập luận “khi nhà nước không thực hiện tốt vai trò bảo vệ phụ nữ, họ phải dựa vào thỏa thuận với chồng hoặc cha (đổi lại bằng lòng chung thủy hoặc trinh tiết) để được bảo vệ. Song những người đàn ông này bảo vệ họ vì điều gì? Bảo vệ họ khỏi những người đàn ông khác”.

Bà Peterson giải thích: “Tình huống này khá tương đồng với ‘băng đảng bảo kê’, khi các tổ chức tội phạm tống tiền, rao bán dịch vụ và hứa hẹn bảo vệ đối phương. Tuy nhiên, nếu đối phương từ chối vì không cần được bảo vệ, chính những băng nhóm này sẽ biến thành mối đe dọa. Phụ nữ cũng rơi vào vòng lặp như vậy”.

Nói cách khác, phụ nữ (những người được bảo vệ) bị mắc kẹt trong hệ thống mà chính người bảo vệ lại là bên gây ra nguy hiểm.

bau cu tong thong my anh 2

Ông Trump khai thác nỗi sợ của cử tri và khẳng định mình sẽ là người bảo vệ họ khỏi những hiểm họa. Ảnh: New York Times.

Ông Donald Trump hiểu điều này.

“Thật đáng buồn, phụ nữ đang nghèo hơn so với 4 năm trước”, ứng viên đảng Cộng hòa phát biểu tại mít tinh ở Pennsylvania hồi cuối tháng 9. Ông còn dùng loạt cụm từ như “sức khỏe kém hơn”, “đường phố dần mất an toàn”, “căng thẳng, chán nản và bất hạnh hơn”.

Trong tuyên bố nhắm trực tiếp vào các nữ cử tri, ông Trump nói: “Tôi sẽ khắc phục nhanh chóng tất cả điều đó, và cơn ác mộng của quốc gia này sẽ chấm dứt”. Cựu tổng thống còn khẳng định phụ nữ “không còn bị bỏ rơi, cô đơn hay sợ hãi. Các bạn không còn gặp nguy hiểm nữa. Bạn sẽ được bảo vệ, tôi sẽ là người bảo vệ bạn”.

Ông Trump chính là bậc thầy trong mạng lưới “nam giới bảo kê”. Cựu tổng thống dọa nạt mọi đối tượng ủng hộ mình, cả nam lẫn nữ. Ông Trump gọi những người di cư là “quái vật hung dữ”, “đầu độc dòng máu của đất nước chúng ta”, sẽ “hiếp dâm, cướp bóc, trộm cắp và giết người dân Mỹ”. Ông chỉ trích “những tên côn đồ cực đoan cánh tả” “sống như sâu bọ” và “ăn cắp, gian lận trong các cuộc bầu cử”.

Ông Trump cáo buộc các thống đốc đảng Dân chủ “giết trẻ sơ sinh ngay khi chúng ra đời”, còn trường học tự do tiến hành “chiến dịch tàn bạo” thay đổi giới tính trẻ em. Cựu tổng thống cùng “phó tướng” JD Vance còn khiển trách những “phụ nữ không con chỉ nuôi mèo”, trong khi người nhập cư “đang ăn thịt chó mèo”.

Và ông Trump tự đề cử mình sẽ cứu người dân Mỹ.

Trên thực tế, tội phạm bạo lực ở Mỹ đang ở mức thấp nhất trong 50 năm qua. Các vụ giết người giảm gần 12% năm 2022-2023, mức giảm lớn nhất trong một năm trong 6 thập niên qua, còn tội phạm hiếp dâm giảm hơn 9%. Phụ nữ - đặc biệt phụ nữ chưa kết hôn - đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể từ năm 2019.

“Tôi mê cái cách ông ý thừa nhận chúng ta đang bất an, như thể ông ý không phải là nguồn cơn khiến chúng ta căng thẳng”, diễn viên hài Desi Lydic châm biếm.

Người bảo vệ điềm tĩnh, đưa ra giải pháp

Trong khi đó, liệu nước Mỹ có tin tưởng bà Kamala Harris có thể đóng vai trò người bảo vệ không?

Nhiều cử tri, đặc biệt là nam giới, coi viễn cảnh được phụ nữ bảo vệ là mối đe dọa. Trong một xã hội đàn ông tự đánh giá giá trị dựa trên khả năng bảo vệ, việc được phụ nữ bảo vệ bị coi là sự ô nhục, là vết nhơ danh dự.

Phụ nữ được phép đóng vai trò bảo vệ trong một lĩnh vực: Làm mẹ. Ứng viên phó tổng thống Sarah Palin từng tự quảng bá mình là "mẹ gấu xám" (mama grizzly) vào năm 2010. Theo từ điển Collins, “mẹ gấu xám” là cụm từ chỉ những phụ nữ, người mẹ luôn bảo vệ con cái hết mực.

Do đó, không phải ngẫu nhiên chiến dịch tranh cử của ông Trump dựa vào chủ đề “người bảo vệ” và hạ thấp vai trò của bà Harris, vì phó tổng thống chưa có con ruột.

Dù ông Trump đang dồn bà Harris vào chủ đề “người bảo vệ”, ứng viên của đảng Dân chủ đã không mắc bẫy. Trong một cuộc phỏng vấn, bà Harris nói: “Phụ nữ Mỹ không cần ông ấy tuyên bố sẽ bảo vệ họ. Phụ nữ Mỹ cần ông ấy tin tưởng họ”.

Theo New York Times, bà Harris, trên thực tế, lại là một người bảo vệ đáng gờm.

Bảo vệ có hai kiểu: Bảo vệ mang tính biểu tượng (symbolic protection) và bảo vệ thực tế (practical protection).

Bảo vệ mang tính biểu tượng nhằm mục đích “diễn”, mang tính hình thức. Những người cần loại bảo vệ này không thực sự mong muốn các biện pháp giải quyết mối đe dọa. Thay vào đó, họ phẫn nộ và tìm người bảo vệ củng cố nỗi tức giận đó. Đối với họ, điều quan trọng không phải là kết quả, mà là duy trì cảm giác mình là nạn nhân.

Bảo vệ mang tính biểu tượng và bảo vệ thực tế có mục tiêu trái ngược và đối nghịch nhau. Kiểu bảo vệ đầu tiên nuôi dưỡng sự bất bình, còn kiểu bảo vệ thứ hai khắc phục vấn đề.

bau cu tong thong my anh 3

Tờ New York Times đánh giá bà Harris là một người bảo vệ điềm tĩnh và tập trung vào giải pháp, khác với ông Trump - người thể hiện vai trò bảo vệ bằng cách phóng đại tình hình. Ảnh: New York Times.

Bà Harris là kiểu người số 2. Thành tích phục vụ công chúng và các chính sách đã chứng minh cho việc bà đưa ra những giải pháp khả thi, thay vì khuếch đại mối nguy.

“Tôi cam kết sẽ có cách tiếp cận thực tế. Tôi sẽ tham gia vào ‘thử nghiệm táo bạo, bền bỉ’ của Franklin Roosevelt”, bà nói về các đề xuất kinh tế hồi cuối tháng 9, nhắc tới vị tổng thống Mỹ ít phô trương tính nam, và đi theo cách bảo vệ thực tế.

Một trong những thế mạnh của bà Harris là không coi ai hoàn toàn xấu xa, ngay cả khi đối diện với những thách thức lớn của nước Mỹ. Những biện pháp bảo vệ thực tế có thể giúp xây dựng quyết định có trách nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, thay vì áp dụng kiểu bảo vệ mang tính biểu tượng, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Do đó, hơn 700 cựu quan chức an ninh quốc gia và quân đội đã viết một lá thư đề cao bà Harris vì cho rằng bà bảo vệ “những lý tưởng dân chủ của nước Mỹ”, trong khi đối thủ khẳng định bà “gây nguy hiểm”.

Thay vì thúc đẩy chủ nghĩa “Nước Mỹ trên hết” (America First), phó tổng thống cùng chính quyền đương nhiệm quyết tâm xây dựng lại các liên minh quốc tế và kiềm chế các đối thủ cạnh tranh. Về mặt đối nội, bà Harris cung cấp các công cụ giải quyết vấn đề thay vì chỉ trích, đưa ra hàng loạt chương trình kinh tế tham vọng để bảo vệ tầng lớp lao động và trung lưu.

Năm 1977, bà Susan Rae Peterson nhận xét theo hệ thống luật pháp của nhà nước, phụ nữ giống “những khách hàng bất đắc dĩ, nạn nhân của một hệ thống bảo kê, vì họ không thể tự bảo vệ lẫn nhau vì thiếu tổ chức”. Phụ nữ dần dần kết nối và hình thành mạng lưới có trật tự, yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền lợi một cách bình đẳng. Hiện nay, sự bảo vệ này lại một lần nữa trở thành mục tiêu tấn công.

Bà Harris rõ ràng đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ quyền và tự do của phụ nữ. Khi quyền và tự do của phụ nữ được đảm bảo, thì những quyền lợi khác của mọi người cũng được củng cố, từ đó tạo cơ hội giải quyết những vấn đề người Mỹ đối mặt, thay vì chỉ phẫn nộ trước những mối đe dọa không tồn tại.

Thay vì hoảng loạn và cuốn theo đối phương, phó tổng thống đã đối đầu trực diện với những kẻ lợi dụng tâm lý sợ hãi để đạt được mục đích chính trị. Điều này quan trọng với tương lai của nước Mỹ, khi bà Harris cho thấy mình là một người bảo vệ tài tình trước hệ thống “nam giới bảo kê” của xứ sở cờ hoa.

Tiết lộ về tổng thống Mỹ

Mục Thế giới xin giới thiệu tủ sách về tổng thống Mỹ, cung cấp cho độc giả thông tin về các đời tổng thống Mỹ cùng những người thân của họ, qua đó cho phép chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn không chỉ vào cuộc đời của những nhà lãnh đạo xứ cờ hoa mà còn là vào nền chính trị Mỹ.

30 ngày đếm ngược, ông Trump hay bà Harris đang thắng thế?

Khi chưa đầy một tháng nữa là tới ngày bầu cử 5/11, cả hai ứng viên tổng thống Mỹ đang chạy đua từng giờ, từng phút để giành được từng lá phiếu tại 7 bang chiến trường.

‘Bất ngờ tháng 10’ ập đến với cả ông Trump và bà Harris

Chuỗi ba vấn đề về đối nội và đối ngoại cộng với những tiết lộ mới xoay quanh cáo buộc hình sự của ông Trump đã mở đầu tháng 10 đầy biến động trước thềm bầu cử.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm