Chiếc váy gây nên cuộc tranh luận nhiều năm về trước. |
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Nevada được dẫn dắt bởi họa sĩ Alissa Winkler đã tiến hành kiểm tra xem tính bất biến của màu sắc có phải một trong những cơ chế đằng sau hiện tượng chiếc váy đổi màu không. Tính bất biến của màu sắc chỉ cách thị giác cân bằng ánh sáng để đánh giá một vật thể "thực sự" có màu gì.
Nó giúp chúng ta nhận biết màu sắc của vật thể khi đặt dưới ánh Mặt trời chói chang hay trong một căn phòng lờ mờ sáng, và luôn nhìn ra một màu sắc đó suốt cả ngày - dù cho bước sóng của ánh sáng tác động vào võng mạc có thay đổi đáng kể.
Qua đó, Winkler và nhóm nghiên cứu đã phát hiện một cách thức hoàn toàn mới để định nghĩa về cảm thụ màu sắc. Họ nhận thấy tính bất đối xứng giữa xanh dương và vàng. Người ta dễ nhìn nhận một bề mặt mang màu xám hoặc trắng khi màu sắc thực sự của nó là xanh dương thay vì có các sắc vàng, đỏ hoặc xanh lá cây. Họ cho rằng lý do là vì mọi người có xu hướng coi các sắc thái của màu xanh dương đến từ các nguồn ánh sáng, chẳng hạn như bầu trời. Trong trường hợp chiếc váy này, màu sắc của nó có thể là một sản phẩm của ánh sáng, hoặc là màu sắc thực sự của vải.
Vậy những điều này có liên quan gì đến trí nhớ? Đơn giản thôi. Chúng ta có các khả năng tri giác (như cảm nhận tính ổn định của màu sắc) không chỉ nhờ đặc điểm sinh lý học, mà còn vì chúng ta có những trí nhớ cơ sở về cách thế giới vận hành.
Chúng ta hoàn toàn biết các sắc xanh dương đến từ những nguồn như bầu trời, vì chúng ta trông thấy nó gần như mỗi ngày. Chúng ta có vô số ký ức về việc mọi thứ trông như thế nào và sẽ như thế nào trong những hoàn cảnh nhất định. Và chúng ta sử dụng trí nhớ về những trải nghiệm để hiểu thông tin được tiếp nhận qua tất cả các giác quan.
Vậy là nhóm trắng-vàng nhận định chiếc váy được đặt trong ánh sáng mờ, những sắc xanh được diễn giải là bóng tối, trong khi nhóm đen-xanh nhận định chiếc váy đặt dưới nguồn sáng mạnh hơn, và do đó diễn giải chính xác màu sắc của nó. Cả hai nhóm đều sử dụng kết hợp thông tin thị giác và những mô hình về thế giới trong tâm thức được xây dựng dựa trên trí nhớ.
Nếu bạn, cũng giống như tôi, nhìn chiếc váy mỗi lúc một màu thì cứ yên tâm, các nghiên cứu cũng đã chứng minh được tính đa dạng - cách một người cảm nhận bức ảnh có thể thay đổi theo từng lần quan sát.
Tóm tắt lại tất cả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về hiện tượng này, Bevil Conway kết luận:
"Chiếc váy là một công cụ hiệu quả để hiểu về cách não bộ xử lý những tình huống mơ hồ... Giới khoa học tỏ ra rất hứng thú với cách những mô hình trong tâm thức định hình trải nghiệm của bạn".
Và dành cho những ai vẫn còn băn khoăn, chiếc váy thực sự có màu đen và xanh.