Sự sống tồn tại trên trái đất từ trước khí oxy
Dựa vào mẫu hóa thạch lâu đời nhất thế giới, các nhà khoa học vừa tìm thấy dấu vết của một loài vi khuẩn cổ đại, tồn tại trên trái đất trước cả sự hiện diện của khí oxy.
Hóa thạch cổ đại được tìm thấy ở khu vực Pilbara, Tây Bắc Australia với niên đại khoảng 3,5 tỷ năm, được tạo thành bởi loài vi khuẩn từng tồn tại trên địa cầu khoảng một tỷ năm sau khi trái đất được hình thành. Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc phát hiện ra sự tồn tại của loài vi khuẩn cổ đại này giúp mở ra khả năng siêu xe thăm dò Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD của NASA sẽ tìm thấy sự sống trên bề mặt hành tinh Đỏ.
Ảnh minh họa. |
Tờ Bưu điện Washington dẫn lời bà Nora Noffke, chuyên gia thuộc dự án nghiên cứu mẫu hóa thạch cổ đại cho biết: “Đây là dấu vết của loài vi khuẩn cổ xưa nhất từng được biết đến. Đó là tổ tiên lâu đời nhất của chúng ta”. Hóa thạch hình thành trên bề mặt lớp đá sa thạch, nhiều khả năng được tạo ra trong quá trình tương tác giữa vi khuẩn và lớp trầm tích.
Một trong số đó hình thành những thảm vi khuẩn cực dày liên kết chặt chẽ với nhau khiến chúng trở thành những hạt cát, đủ sức bảo vệ vi khuẩn khỏi sự xói mòn qua hàng tỷ năm. Những hạt cát này cứ liên tục tích lũy và dần dần chuyển hóa thành đá đặc biệt, hình thành bởi chính những sinh vật sống từng bao phủ nó.
Người ta cho rằng, loại vi khuẩn cổ đại tồn tại và phát triển nhờ cách ăn lưu huỳnh, cách nhiều loài vi khuẩn vẫn sử dụng ngày nay. Kết cấu hóa thạch ở Australia giống hệt với hóa thạch 2,9 tỷ năm tuổi được phát hiện ở Nam Phi trong năm 2007.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia địa chất, không khí xuất hiện trên địa cầu vào khoảng 2,4 tỷ năm trước. Nếu việc xác định niên đại hoàn toàn chính xác, không khí xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với sự tồn tại của các loài vi khuẩn cổ đại đầu tiên.
Hồng Duy
Theo Infonet