Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Steve Jobs Trung Quốc’ và công ty 4 tỷ USD

Giống từ cách ăn mặc đến cách dùng các bài keynote để giới thiệu những chiếc smartphone mới, người đứng đầu hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi đang được biết đến với biệt danh là "Steve Jobs của Trung Quốc".

‘Steve Jobs Trung Quốc’ và công ty 4 tỷ USD

Giống từ cách ăn mặc đến cách dùng các bài keynote để giới thiệu những chiếc smartphone mới, người đứng đầu hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi đang được biết đến với biệt danh là "Steve Jobs của Trung Quốc".

Xiaomi Technology tại Trung Quốc đang được biết đến như là một câu chuyện cổ tích cho những người mới khởi nghiệp kinh doanh. Chưa đầy 3 năm sau khi ra đời, công ty sản xuất smartphone này đã có giá trị 4 tỷ USD, sở hữu một lượng fan đông đảo, những người sẵn sàng bỏ cả công việc để chờ mua những chiếc smartphone của Xiaomi giống như cảnh người ta vẫn thường thấy khi Apple ra mắt iPhone mới.

Có một điều trùng hợp (hoặc cố ý) là Lei Jun, người sáng lập ra Xiaomi, cũng sở hữu phong cách ăn mặc tương đối giống với cố CEO Apple - Steve Jobs, với quần jeans và áo sơ mi đen. Ông đã tạo ra một lượng fan hùng hậu nhờ vào những chiếc smartphone giá rẻ và cách tiếp thị sản phẩm không khác mấy so với Apple, đặc biệt là những keynote giới thiệu smartphone mới.

Người sáng lập ra Xiaomi Technology - Lei Jun.

Sinh ra tại Tiên Đào, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - nơi nổi tiếng sản sinh ra những vận động viên Olympic hơn là những tỉ phú công nghệ, ông Lei, 42 tuổi thừa nhận phong cách của Steve Jobs có ảnh hưởng rất lớn đến mình. “Giới truyền thông gọi tôi là Steve Jobs của Trung Quốc”, Lei cho biết trong một bài phỏng vấn trên Reuters.

“Tôi sẽ coi đó là vinh dự, nhưng những so sánh như vậy mang lại áp lực rất lớn cho chúng tôi. Xiaomi và Apple là 2 công ty hoàn toàn khác nhau. Xiaomi dựa vào Internet. Chúng tôi không làm những điều giống Apple”, Lei chia sẻ thêm.

Doanh số khủng và lượng fan đông đảo

Xiaomi đã bán được hơn 300.000 chiếc smartphone thế hệ mới nhất kể từ tháng 10. Chiếc Xiaomi Phone 2 của họ sở hữu cấu hình không hề thua kém so với Galaxy S III hay iPhone 5, nhưng giá bán chỉ khoảng 370 USD, bằng một nửa so với iPhone. Không giống như những hãng smartphone lớn khác của Trung Quốc như Lenovo, ZTE hay Huawei, Xiaomi chủ yếu bán điện thoại qua mạng và những đợt phát hành nhỏ, thay vì hợp tác với các nhà mạng để bán với số lượng lớn.

Chính chiến lược “nhỏ giọt” này khiến nhu cầu mua điện thoại Xiaomi luôn cao, cũng là một cách marketing sản phẩm rất hiệu quả. Một ví dụ minh chứng cho điều đó là việc, loạt 50.000 chiếc Xiaomi Phone 2 đầu tiên bán ra vào hôm 30/10 đã cháy hàng chỉ trong 2 phút.

Chiếc Xiaomi Phone 2 được trang bị màn hình 4,3 inch HD, chip lõi tứ Snapdragon S 4 lõi tứ tốc độ 1,5 GHz, RAM 2GB, camera sau 8 megapixel và hệ điều hành Android 4.1 Jelly Bean.

Lei hiện có khoảng 4 triệu fan trên trang mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc là Weibo. Ông cho biết: “Chúng tôi không chạy theo doanh số, mà dựa vào thị hiếu khách hàng. Chúng tôi tìm cách để cung cấp cho khách hàng một sự ngạc nhiên tuyệt vời”. Cách làm của ông là từng bước xây dựng một thương hiệu độc quyền, thay vì đổ bộ ào ạt vào thị trường, đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía các nhà đầu tư. Hiện tại, giá trị công ty của ông là khoảng 4 tỉ USD.

Xiaomi được thành lập vào tháng 4/2010 và chỉ bắt đầu bán smartphone vào tháng 10/2011. Dự kiến, hãng này sẽ bán được 7 triệu smartphone trong năm nay, vượt khoảng 2 triệu chiếc so với mục tiêu ban đầu. Doanh thu dự kiến của công ty này trong năm 2012 là khoảng 2 tỉ USD, trong đó lợi nhuận ròng chiếm khoảng 10% (200 triệu USD).

Mo Ciaohua, một kế toán viên 24 tuổi, cho biết: “Tôi chọn Xiaomi vì trong số các thương hiệu Trung Quốc, nó có giá trị nhất. Giờ đây, chúng tôi đã có một thương hiệu điện thoại Trung Quốc mạnh. Chúng tôi cần phải ủng hộ nó”.

Ông Lei và các fan hâm mộ của Xiaomi trong buổi ra mắt chiếc Xiaomi Phone 2.

Đứng trước những quan điểm trái ngược cho rằng, muốn thành công trên thị trường cần có 2 yếu tố là thương hiệu lớn và số lượng sản phẩm lớn, Lei phản bác: “Trong ngành công nghiệp di động, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chiếm được tình cảm của khách hàng. Nếu bạn có được lòng tin của khách hàng, bạn sẽ thành công”.

Thành Duy

Theo Infonet

Thành Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm