Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Standard Chartered chốt lời ACB chấm dứt 12 năm đầu tư

Sau hơn 12 năm “kết duyên” với nhiều thăng trầm, cổ đông ngoại lớn nhất Standard Chartered Bank đã thoái toàn bộ vốn khỏi ACB.

Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo về việc 2 cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB là Standard Chartered APR Limited và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited đã chuyển nhượng toàn bộ 154 triệu quyền sở hữu cổ phiếu sang các nhà đầu tư khác. Các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng này bao gồm Estes Investments Limited, Sather Gate Investments Limited, Whistler Investments Limited và Boardwalk South Limited.

Standard Chartered bank thoai von acb anh 1
 

Đặc biệt, nhóm cổ đông mới tại ACB chỉ mua cổ phần dưới mức 5% nên không phải là cổ đông lớn tại ngân hàng này.

Chấm dứt "mối tình" 12 năm

Với việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn nắm giữ tại ACB, Standard Chartered đã chấm dứt “mối tình” hơn 12 năm đầu tư tại ACB. Trước đó, Standard Chartered cũng đã rút người đại diện vốn tại HĐQT của ACB.

Đại hội cổ đông thường niên 2017, đại diện vốn của Standard Chartered tại ACB cũng cho biết đã có thảo luận về việc bán cổ phần các ngân hàng ở châu Á, trong đó có ACB.

Đợt thoái vốn của Standard Chartered diễn ra trong bối cảnh ACB đang trên đà trở lại vị thế của mình thời điểm trước những năm 2011-2012. Cả kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản cũng như cổ phiếu trên sàn chứng khoán đều có dấu hiệu khởi sắc gần đây.

Standard Chartered bank thoai von acb anh 2
Cơ cấu cổ đông ACB trước khi nhóm cổ đông Standard Chartered Bank rút vốn.

Sau thời gian vật lộn với khó khăn khi khủng hoảng ngành tài chính diễn ra vào năm 2011, ACB bị "văng" khỏi nhóm ngân hàng thương mại dẫn đầu. Tuy nhiên, ACB đang trở lại thuộc nhóm ngân hàng cỡ trung trong hệ thống, với tổng tài sản nằm trong top 7 ngân hàng thương mại lớn, thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ACB cũng nằm trong nhóm có đà tăng ấn tượng từ giữa năm 2017 đến nay. Hiện cổ phiếu ACB được giao dịch với giá lên tới 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp đôi so với cuối năm 2016 và cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (từ 2008).

Ngay sau khi cổ đông ngoại lớn nhất thông báo thoái toàn bộ vốn khỏi ngân hàng, ACB cũng vừa công bố ngày 19/1 tới sẽ giao dịch không hưởng quyền ứng cử, đề cử nhân sự, dự kiến bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2018-2023.

Standard Chartered bank thoai von acb anh 3
 

Năm 2005, Standard Chartered chi 22 triệu USD sở hữu 8,56% cổ phần ACB. Giá mua khi đó ở mức tương đương 62.000 đồng/cổ phiếu. Đến năm 2008, Standard Chartered một lần nữa thể hiện quyết tâm muốn hợp tác lâu dài với ACB, khi mua lại toàn bộ 6,16% cổ phần của IFC tại ACB và mua thêm 7,1% trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng.

Nhà băng ngoại liên tục rút vốn

Trước Standard Chartered Bank rút vốn khỏi ACB, hàng loạt thương vụ rút vốn của cổ đông chiến lược nước ngoài tại ngân hàng Việt đã diễn ra.

Vào đầu năm 2012, Ngân hàng ANZ đã thoái toàn bộ 9,6% vốn đầu tư tại Sacombank cho Eximbank sau 6 năm đầu tư.

Trước đó, cuối năm 2013, Ngân hàng OCBC Singapore (Overseas Chinese Banking Corporation Limited) cũng đã bán toàn bộ gần 15% vốn (tương đương 85,83 triệu cổ phiếu) tại VPBank cho một số nhà đầu tư cá nhân trong nước. OCBC là cổ đông chiến lược của VPBank từ tháng 9/2006, khi mua 10% vốn và sau đó nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 15% vào tháng 8/2008.

Kể từ sau thương vụ này, VPBank vẫn chưa có sự hiện diện của bất kỳ cổ đông nước ngoài nào.

 Ngân hàng  Cổ đông ngoại  Tỷ lệ sở hữu
 ABBank

 Malayan Banking Berhad (Maybank)

International Finance Corporation (World Bank)

20%

10%

 ACB

 Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited

Standard Chartered APR Limited

Dragon Financial Holdings Limited

9,58%

8,77%

7,46%

 Vietinbank

 The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ

Quỹ Đầu tư Cấp vốn IFC L.P

19,73%

5,39%

 Eximbank Sumitomo Mitsui Banking Corporation 15%
 PVcombank  Morgan Stanley International Holding Inc. 6,67%
 Seabank  Société Générale 19,52% 
 VCB  Mizuho Bank, Ltd 15% 
 VIB  Commonwealth Bank of Australia (CBA)  20%

Commonwealth Bank Group (CBA) cũng đã chuyển nhượng hoạt động của chi nhánh CBA TP.HCM cho VIB vào đầu tháng 7/2017, kết thúc gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008. Tuy nhiên, Commonwealth Bank Group vẫn nắm 20% vốn tại VIB.

Techcombank cũng công bố việc chia tay đối tác ngoại lâu năm HSBC, thông qua việc mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ.

HSBC trở thành cổ đông chiến lược của Techcombank từ năm 2005. Trước khi thoái toàn bộ vốn, HSBC sở hữu 19,4% vốn (tương đương hơn 172,35 triệu cổ phần) của ngân hàng này.

Mới đây nhất, BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương với 18,68% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Đông sau 10 năm đổ vốn vào đây.

Techcombank đang lãi lớn, vì sao HSBC muốn rút sạch vốn?

Techcombank đang phát triển mạnh mẽ, mỗi năm thu về hàng nghìn tỷ đồng lãi ròng, nhưng cổ đông lớn nhất là HSBC lại muốn thoái sạch vốn khiến không ít người bất ngờ.

‘Bán mình’ cho Shinhan, ANZ Việt Nam đưa khuyến cáo với khách

Sau khi bán lại mảng bán lẻ của mình cho Shinhan, ANZ vừa thông báo về việc một số hoạt động dịch vụ ngân hàng tại ANZ Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng vào ngày chuyển giao tới đây.


Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm