Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ST và nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo Việt

Việc xây dựng thương hiệu gạo không chỉ giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn gạo sạch, uy tín mà còn củng cố, khẳng định vị thế của hạt gạo Việt trên thị trường thế giới.

Gạo ST24, sau đó là ST25 của Việt Nam giành thứ hạng cao trong nhiều năm liên tiếp tại cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới” là cơ hội để nâng cao giá trị hạt gạo, thúc đẩy xây dựng thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế.

Đòn bẩy nâng giá trị lúa gạo Việt

Là “Top 1 gạo ngon nhất thế giới năm 2019”, ST25 mang nhiều ưu điểm của giống gạo thuần Việt như hạt gạo nhỏ, dài 7,5 mm; khi nấu cho hạt cơm trắng, dài, dẻo nhiều, mùi thơm đặc trưng và có vị ngọt. So với các giống gạo quốc tế, ưu điểm của ST25 là giống cao sản, có thể trồng 2-3 vụ.

Hiện các giống lúa ST ngoài vị thơm ngon còn có các đặc tính nổi bật về phòng bệnh, kháng mặn, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu canh tác tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải thưởng quốc tế từ các sản phẩm dòng ST nói chung và ST25 nói riêng vừa là dấu ấn đặc biệt, vừa là đòn bẩy để gạo Việt vươn xa thị trường thế giới. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần đồng bộ hóa chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo từ khâu sản xuất trên cánh đồng đến tiêu thụ.

Cong ty Co phan Tap doan Tan Long anh 1

Doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt đất trồng lúa phù hợp với mục tiêu an ninh lương thực.

Cụ thể, doanh nghiệp cần liên kết nông dân và các hợp tác xã xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu để canh tác và sản xuất lúa. Tiếp đến, doanh nghiệp trở thành kênh bao tiêu thu mua cho nông dân, đầu tư hạ tầng cho khâu xử lý sau thu hoạch và chế biến, tìm kiếm và phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm của chuỗi.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu sang các loại gạo có giá trị cao và chinh phục các thị trường khó tính. Hiệp định EVFTA là đòn bẩy giúp gạo Việt rộng cửa hơn vào các thị trường châu Âu cao cấp, khởi sắc việc xuất khẩu cả về số lượng và giá trị nhờ giảm phí trung gian và miễn/giảm thuế. Đây cũng là điều kiện giúp doanh nghiệp Việt tập trung chất lượng, đẩy mạnh phát triển thương hiệu gạo.

Xây dựng thương hiệu gạo từ chất lượng

Giá trị cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu gạo là đặt chất lượng lên hàng đầu, đồng thời tạo sự tin cậy của khách hàng. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần kiểm soát tốt chất lượng từ hạt giống đến gạo thành phẩm trong toàn chuỗi sản xuất.

Một trong những thương hiệu gạo “lành từ giống” phải kể đến là A An - sản phẩm của Tập đoàn Tân Long. Sau gần 2 năm ra mắt, gạo A An phát triển các dòng gạo sạch như ST (bao gồm ST21, ST24, ST25), gạo Nhật, thơm lài… kỹ lưỡng từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất đầu ra.

Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, chia sẻ: “Thương hiệu gạo A An theo đuổi mục tiêu xây dựng và phát triển ngành gạo trên nền tảng chất lượng cao, được kiểm soát chất lượng và dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh nỗ lực giải quyết bài toán thị trường cung cầu, chúng tôi còn chú trọng kiểm soát chất lượng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây ảnh hưởng các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, khô hạn, nước biển dâng, xâm nhập mặn…”.

Cong ty Co phan Tap doan Tan Long anh 2

Gạo A An trong top 10 sản phẩm tin và dùng do người tiêu dùng bình chọn năm 2020.

Liên quan câu chuyện xây dựng thương hiệu gạo, đại diện Tập đoàn Tân Long cho biết, để giới thiệu các loại gạo ngon, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới, trước hết doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu gạo nội địa bài bản với cốt lõi là chất lượng. Chuỗi sản xuất từ khâu bao tiêu, đặt hàng sản xuất lúa đến xử lý sấy, dự trữ, cơ sở chế biến phải được quản lý sát sao. Tại các thị trường quốc tế mà sản phẩm gạo nước nhà có tín hiệu tốt, doanh nghiệp cần mạnh dạn xây dựng kênh phân phối mang thương hiệu Việt Nam.

Xuất phát từ tâm huyết mang đến cho người dùng những sản phẩm gạo không chỉ ngon mà còn an toàn, tập đoàn Tân Long xây dựng quy trình khép kín theo mô hình nông nghiệp bền vững, liên kết nông dân tạo ra hạt lúa an toàn và ổn định nguồn cung; đầu tư các nhà máy chế biến, đóng gói công nghệ tiên tiến đặt tại các vùng nguyên liệu như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…

“Nhờ thiết bị hiện đại giúp hạt gạo thành phẩm giữ nguyên hương vị, chất lượng mà không cần phải đấu trộn, tẩm hương hay sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào”, đại diện Tân Long nhấn mạnh.

Cong ty Co phan Tap doan Tan Long anh 3

Để giữ uy tín cho gạo Việt cần sự phối hợp ở cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt là quá trình dài, cần làm thương hiệu cho gạo, bao gồm thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền và thương hiệu doanh nghiệp. Khi xây dựng được thương hiệu thì phải giữ gìn và bảo vệ được thương hiệu đó. Gạo ngon của Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì phải gầy dựng được sự tin cậy của khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị giải pháp đối phó tình trạng gạo trộn, kém chất lượng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp làm gạo tâm huyết, làm giảm giá trị gạo mà còn ảnh hưởng đến lòng tin khi chọn sản phẩm của người tiêu dùng.

Giang Ngân Nhi

Bình luận

Bạn có thể quan tâm