Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng chục vệ tinh của SpaceX vừa phóng lên trời bị hư hỏng nặng

Các vệ tinh của SpaceX không thể tiếp tục hoạt động do bão từ và sẽ phát nổ khi quay lại bầu khí quyển Trái Đất.

Ngày 3/2, tên lửa SpaceX Falcon 9 phóng lên không gian 49 vệ tinh Internet từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau SpaceX thông báo hầu hết số vệ tinh sẽ rơi khỏi quỹ đạo, do ảnh hưởng của bão từ.

SpaceX cho biết cơn bão Mặt Trời đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vệ tinh của hãng. Trong đó, “hơn 40 vệ tinh đã và sắp sửa quay trở lại khí quyển Trái Đất”, công ty vũ trụ viết trên trang chủ.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), bão điện từ (hay còn có tên gọi bão Mặt Trời) phát ra một trường điện từ mạnh do ảnh hưởng của gió Mặt Trời. Hiện tượng này gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng Internet hiện có trên Trái Đất và các vệ tinh ở trên không gian. GPS, điện thoại di động, hệ thống truyền tải điện cũng nằm trong diện bị tác động.

SpaceX,  ve tinh,  Starlink,  bao tu,  bao Mat Troi anh 1

40 vệ tinh Starlink kết thúc vòng đời ngắn ngủi chỉ trong vòng vài ngày. Ảnh: SpaceX.

Trong trường hợp của Starlink, tốc độ và sức mạnh của cơn bão điện từ đã làm mật độ khí quyển xung quanh các vệ tinh tăng mạnh. Điều này làm cho sức cản của khí quyển tăng 50% so với những lần phóng Starlink trước đây, "hạ gục" hơn 40 vệ tinh nhân tạo, theo Engadget.

SpaceX cho biết đội bay Starlink đã chỉ huy các vệ tinh về chế độ an toàn, hạn chế tác động của lực cản đến mức tối đa. Tuy nhiên, điều kiện thực tế không cho phép nhóm thực hiện điều này.

Hiện chưa ghi nhận bất cứ va chạm nào với các vệ tinh hạ xuống quỹ đạo. SpaceX cam kết chúng sẽ phát nổ trước khi trở lại bầu khí quyển và không để lại mảnh vụn không gian nào.

“Tình huống bất ngờ này cho thấy đội Starlink đã rất nỗ lực để vận hành hệ thống sao cho giảm thiểu tối đa các mảnh vỡ từ vệ tinh”, SpaceX viết trong thông báo.

SpaceX,  ve tinh,  Starlink,  bao tu,  bao Mat Troi anh 2

Bão Mặt Trời thậm chí có thể khiến cho nhân loại rơi vào tình trạng mất Internet toàn cầu. Ảnh: Wiki.

"Từ trước đến nay chưa từng xảy ra trường hợp này", nhà vật lý thiên văn học Jonathan McDowell của Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian nhận xét. Ông cho biết cơn bão Mặt Trời này đã gây ra thiệt hại lớn chưa từng có đối với các vệ tinh và cũng đánh dấu lần đầu tiên chúng bị phá hủy bởi hiện tượng tăng mạnh lực cản khí quyển.

Sau khi phóng 60 vệ tinh đầu tiên trong năm 2019, tính đến tháng 1/2022 SpaceX đã phóng thành công hơn 2.000 vệ tinh Starlink.

Nếu Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho phép công ty vận hành hệ thống thứ hai gồm khoảng 30.000 vệ tinh, SpaceX sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh lớn nhất thế giới, cung cấp dịch vụ mạng vệ tinh băng thông rộng phủ sóng toàn cầu.

Trong khi Starlink đang hướng tới các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, nơi có ít kết nối nhất, các nhà khoa học tại Zwicky Transient Facility lại đang lo ngại những vệ tinh này gây trở ngại cho việc quan sát các hành tinh. Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn cả ô nhiễm ánh sáng, nhóm nhà khoa học cho biết.

SpaceX,  ve tinh,  Starlink,  bao tu,  bao Mat Troi anh 3

Những vệt sáng từ các vụ phóng vệ tinh Starlink có thể được quan sát bằng mắt thường mà không cần đến kính thiên văn. Ảnh: Internet.

Theo Engadget, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (UAI) vừa thành lập một Trung tâm Bảo vệ Bầu trời khỏi tác động của các chòm vệ tinh vào 2/2 vừa qua. Các nhà khoa học tại NASA cũng từng chia sẻ với Wall Street Journal rằng các vệ tinh nhân tạo sẽ tạo ra các vệt sáng trong ảnh, từ đó gây khó khăn trong phân biệt chúng với các thiên thể tự nhiên.

Ngay sau đó, SpaceX đã “giảm độ sáng” của các vệ tinh Starlink, nhưng chúng chỉ mờ đi chứ không biến mất khi quan sát bằng kính thiên văn học, tạp chí Sky & Telescope nhận định.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng vào năm 2015 cũng được dự đoán sẽ đâm vào Mặt Trăng hôm 4/3, đại diện của NASA chia sẻ với AFP. Nếu dự đoán này chính xác, tầng đẩy thứ 2 của tên lửa Falcon 9 sẽ đánh dấu vụ va chạm không chủ đích đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng.

Chiếc Tesla được Elon Musk phóng lên trời đang ở đâu?

Sau 4 năm từ khi được phóng vào vũ trụ, chiếc xe điện Tesla Roadster đã xoay quanh Mặt Trời hơn 2 lần.

Khách hàng thất vọng dịch vụ Internet trên trời của Elon Musk

Khách hàng của Starlink bày tỏ sự thất vọng về việc giao hàng chậm trễ và dịch vụ chăm sóc khách hàng gần như "không tồn tại" của SpaceX.

Elon Musk đề nghị gửi vệ tinh để ‘giải cứu’ Tonga

CEO SpaceX đề xuất cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh cho Tonga sau thảm họa kép núi lửa và sóng thần.

Mất suất lên vũ trụ vì thừa cân

Dù trúng một suất du hành vũ trụ trên con tàu SpaceX, chàng trai đã phải nhường cơ hội vì nặng quá quy định.

Thúy Liên

Theo Engadget

Bạn có thể quan tâm