Hôm 10/6, nhiệt độ đạt đỉnh 41,6 độ C ở thành phố Badajoz, Tây Ban Nha. Ngày hôm sau, ở thành phố Seville, nhiệt độ cũng chạm mốc 41,6 độ C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ trung bình tối đa là 33 độ C, Guardian đưa tin.
Trong khi đó, hôm 10/6, nước láng giềng Bồ Đào Nha lần đầu tiên trong năm 2022 cũng ghi nhận mức nhiệt 40 độ C. Tại Pháp, ngày 13/6, mức nhiệt đạt 38 độ C, trong khi người dân Madrid chứng kiến cái nóng 40,7 độ, dù trước đó nhiệt độ trung bình cao nhất là khoảng 30 độ C.
Ba ngày sau đó, lần đầu tiên vào năm 2022 ở Pháp, nhiệt độ vượt quá 40 độ C ở Argelliers.
Nhiệt độ được dự báo sẽ giảm nhẹ trên khắp Tây Ban Nha vào cuối tuần này, nhưng lại tăng lên ở nước Pháp, chuyển dần sang phía đông bắc tới Benelux, Đức và sau đó là Ba Lan vào ngày 19/6.
Trước đó, báo cáo cũng cho thấy nước Pháp vừa trải qua tháng 5 ấm nhất, trong khi Tây Ban Nha chứng kiến tháng nóng nhất trong ít nhất 100 năm qua. Ở một số nơi, nhiệt độ đã cao hơn mức trung bình khoảng 10 độ C cùng thời điểm trong năm. Diễn biến thời tiết này đang gây áp lực lớn lên các nhóm dễ bị tổn thương và hệ thống lưới điện dùng cho điều hòa không khí ở các nước này.
Các khu vực phía nam của Mỹ cũng đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong những ngày gần đây. Nhiệt độ dự kiến vẫn ở mức rất cao trên toàn miền Nam vào cuối tuần này.
Những mô hình dự báo mới nhất cho thấy một số tiểu bang ở phía đông nam, bao gồm Georgia, Alabama và Florida, có thể ghi nhận mức nhiệt kỷ lục.
1/3 dân số Mỹ đang sống trong lũ lụt, hỏa hoạn hoặc sóng nhiệt
Lũ lụt, hỏa hoạn, giông bão và một đợt nắng nóng nguy hiểm đang ảnh hưởng đến ⅓ dân số Mỹ, khi nước này bị bao vây bởi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày 14/6.
Nắng nóng kỷ lục ở nhiều thành phố tại Mỹ
Nhiều thành phố miền Tây Nam nước Mỹ ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất lịch sử những ngày gần đây, theo Washington Post.
Nhân vật siêu quyền lực được mệnh danh 'bộ não' của ông Trump
Tân Cố vấn An ninh Nội địa Mỹ Stephen Miller giữ lòng trung thành với ông Trump trong nhiều năm qua. Những nỗ lực này đã đem lại kết quả.