Jean-Dominique Bauby là một nhà báo nổi tiếng, từng lên cơn đột quỵ khiến ông chỉ còn có thể cử động bằng một mí mắt. Công nghệ đã khiến ông dùng cử động của mí mắt để tiếp tục viết ra các tác phẩm của mình. Stephen Hawking, một nhà vật lý lỗi lạc, cũng từng phải giao tiếp qua cử động của các cơ gò má.
Hàng ngàn người bị mất khả năng giao tiếp do tai nạn hoặc các bệnh như đột quỵ hay rối loạn thoái hóa thần kinh như xơ cứng teo cơ bên,... nay có thể hi vọng vào một phương pháp mới giúp họ tái tạo lại được giọng nói của mình.
Stephen Hawking, nhà vật lý học lỗi lạc từng phải giao tiếp qua cơ gò má |
Các nhà khoa học mới đây cho biết họ đã phát triển thành công một loại giọng nói ảo, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích trực tiếp từ sóng não thành giọng nói mà không cần phải sử dụng đến bất kì một nhóm cơ nào.
Tiến sĩ Anthony Ritaccio nhận xét "Đây là một thành tựu vượt bậc giúp đưa việc tái tạo giọng nói lên một tầm cao mới". Các nhà khoa học từng phát triển nhiều phương pháp tương tự, nhưng tốc độ và độ chân thực của giọng nói dường như vẫn là một trở ngại lớn.
Cơ chế mới thu thập tín hiệu từ các vùng não bộ và các nhóm cơ liên quan trực tiếp đến phát âm như lưỡi, hàm, môi,... giúp âm thanh tái tạo được chân thực và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên hệ thống vẫn chỉ cho ra kết quả khả quan khi thử nghiệm trên người bình thường, hiệu quả đối với những người đã mất khả năng giao tiếp vẫn còn là một ẩn số.
Mảng điện cực với hàng trăm điện cực nhỏ sẽ được gắn lên vỏ não để thu thập dữ liệu. Ảnh: The NY Times. |
Trong lần thử nghiệm mới, các nhà khoa học tại Đại học California, San Francisco và U.C. Berkeley đã tuyển dụng năm người đang được đánh giá phẫu thuật động kinh. Sau khi được gắn hàng nghìn điện cực lên bề mặt vỏ não, họ được yêu cầu đọc hơn một trăm câu khác nhau. Tín hiệu sau đó sẽ được thu thập và phân tích, tái tạo lại thành giọng nói hoàn chỉnh.
70% số lượng các câu được tái tạo được những người nói giọng bản địa đánh giá là dễ nghe dễ hiểu. Nếu như các phương pháp cũ chỉ có thể tạo ra được 8 từ/phút thì phương pháp mới này nay có thể tạo ra đến 150 từ/phút, bằng với tốc độ nói tự nhiên.
Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tiến độ để hoàn thiện và công bố phương pháp của mình. Đây hứa hẹn là một tin vui đối với những người đang bị mất khả năng giao tiếp.
- Theo The NY Times.