Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất xây bể ngầm chống ngập

Sở Xây dựng đề xuất Hà Nội đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị, hầm chứa nước tại nơi trũng thấp... để giảm úng ngập ở nội thành và một số khu vực cố hữu khi mưa lớn.

Các đề xuất trên được đưa ra tại Hội nghị giao ban công tác tháng 5 của UBND Hà Nội chiều 2/6.

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết hệ thống thoát nước của thành phố mới chỉ thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo Quy hoạch đối với sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5 km2.

Những khu vực này gồm 8 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ. Toàn bộ hệ thống được thiết kế cho cường độ mưa 310 mm trong 2 ngày và 70 mm/giờ đối với hệ thống cống.

Trong khi đó, nhiều khu vực khác chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch, gồm: Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Khu vực Long Biên, quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.

"Hà Nội đang đầu tư trạm bơm Yên Nghĩa với công suất vận hành 120 m3/s nhưng chưa hoàn thiện. Ngoài ra, sông Nhuệ chưa được cải tạo, nạo vét và kè sông là những nguyên nhân chính chưa đảm bảo công tác thoát nước cho thành phố", ông Phong thông tin.

Ha Noi ngap lut anh 1

Các đợt mưa lớn liên tục vào nửa cuối tháng 5 khiến Hà Nội liên tục ngập úng. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm 2021, thành phố đã xóa bỏ được 5 điểm úng ngập là Thanh Đàm, Trường Chinh, Giải Phóng, Đội Cấn, Phạm Văn Đồng. 5 điểm đã giảm thiểu thời gian và chiều sâu úng ngập khoảng 50% so với các năm trước là Thụy Khuê, Minh Khai, Hoa Bằng, Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp…

Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 5 điểm chưa cải thiện nhiều về tình trạng úng ngập: Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Phùng Hưng; Cao Bá Quát; Nguyễn Chính; đường gom Đại lộ Thăng Long. Nguyên nhân chủ yếu do bất lợi địa hình, xa nguồn xả.

Để giải quyết tình trạng úng ngập khu vực nội thành và một số khu vực cố hữu khi mưa lớn, Sở Xây dựng đề xuất thành phố đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị; các hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ; đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực bắc sông Hồng…

Trước mắt, Sở sẽ phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị chuyên môn nghiên cứu xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước đô thị trên đường gom Đại lộ Thăng Long và giải pháp giải quyết các điểm trũng cục bộ tại các hầm chui dân sinh.

Đồng thời, lãnh đạo Sở Xây dựng kiến nghị thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm điều tiết chứa nước mưa khu vực ngã năm Bát Đàn - Đường Thành - Phùng Hưng. Hệ thống này có thể làm tương tự bể điều tiết ngầm phố Nguyễn Khuyến ở trước cửa Trường THCS Lý Thường Kiệt.

Qua theo dõi, đơn vị chuyên môn nhận thấy sau khi đưa công trình bể điều tiết ở Nguyễn Khuyến vào vận hành, khu vực này đã giảm được mức độ úng ngập và thời gian úng ngập đã giảm khoảng 70% so với năm 2020.

Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng cũng kiến nghị cần đôn đốc chủ đầu tư của dự án công viên CV1 đẩy nhanh tiến độ thi công hồ điều hòa. Dự án này góp phần quan trọng trong việc điều hòa và phục vụ thoát nước của khu vực này.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, nhiều nơi trên Hà Nội có mưa vừa, mưa to và dông trong những ngày qua.

Ngày 29/5, lượng mưa quá lớn trên diện rộng vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước khiến nhiều khu vực ngập sâu từ 0,2-0,4 m, có nơi trên 0,5 m.

Trận mưa chiều tối ngày 1/6, ảnh hưởng của các vùng mây đối lưu nên khu vực các quận ghi nhận lượng mưa dao động 30-70 mm. Các huyện xuất hiện mưa cục bộ 30-40 mm. Riêng khu vực xã Hải Bối (huyện Đông Anh), mưa lên tới 193 mm chỉ trong vòng một giờ.

Công ty sở hữu 5 mảnh 'đất vàng' nhưng nợ 70 tỷ đồng tiền thuê

Quản lý 5 cơ sở ở vị trí mặt đường lớn, phố chính trong các quận nhưng Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội hoạt động không hiệu quả, phải nợ tiền thuê nhà, đất 70 tỷ đồng.

Hà Nội nóng 36 độ C

Nắng nóng bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi tại miền Bắc, trong đó có Hà Nội. Cùng lúc, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có thể ghi nhận nhiệt độ cao nhất lên tới 38 độ C.

Vì sao Hà Nội liên tục ngập lụt?

Sau mỗi trận mưa lớn, người Hà Nội phải "bơi" giữa dòng nước về nhà, chật vật tát nước từ trong nhà ra ngoài. Trận mưa ngày 29/5 đã bộc lộ rõ hạn chế hệ thống thoát nước của TP.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm