Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sở Xây dựng 'bắt bệnh' lát vỉa hè ở quận Cầu Giấy, Đống Đa

Quá trình kiểm tra 9 tuyến phố lát lại vỉa hè, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ ra một số hạn chế về công tác giám sát, nghiệm thu vật liệu đầu vào, thi công chưa đảm bảo.

Quá trình kiểm tra 9 tuyến phố lát lại vỉa hè tại quận Cầu Giấy và Đống Đa, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ ra một số hạn chế về công tác giám sát, nghiệm thu vật liệu đầu vào, thi công chưa đảm bảo.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng vừa có báo cáo về công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng các công trình cải tạo, chỉnh trang hè trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023.

Theo đó, Sở kiểm tra 9 tuyến phố thuộc 5 dự án trên địa bàn quận Đống Đa và Cầu Giấy để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư chỉnh trang lát hè đảm bảo theo quy định.

Kết quả cho thấy, chủ đầu tư đã nghiên cứu và áp dụng thiết kế mẫu hè đường đô thị được UBND thành phố ban hành tại Quyết định 1303.

da lat via he anh 1

Tuyến phố Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) như một "đại công trường" khi gạch lát vỉa hè và vật liệu xây dựng được bày la liệt. Ảnh: Đình Hiếu.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, quản lý chất lượng công trình cơ bản phù hợp theo quy định hiện hành. Tuy nhiên tại một số dự án vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần được khắc phục, hoàn thiện.

Cụ thể, kế hoạch nghiệm thu, kiểm soát chất lượng chưa được chủ đầu tư phê duyệt theo quy định. Công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu vật liệu đầu vào tại một số dự án chưa đảm bảo, như thiếu chứng chỉ xuất xưởng vật liệu lát hè; một số biên bản nghiệm thu vật liệu chưa thể hiện thông tin số lượng nghiệm thu theo yêu cầu của hợp đồng.

Tổ chức mặt bằng thi công dàn trải, chưa khoa học, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, gây mất mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt của người dân.

Chủ đầu tư và các nhà thầu chưa chủ động trong việc xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công như thi công tại một số vị trí bó gốc cây, cột điện, tủ điện chưa đảm bảo kỹ, mỹ thuật.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng dẫn báo cáo của UBND một số quận, huyện (Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hà Đông, Đông Anh, Ba Đình, Hoàn Kiếm…) và các dự án cải tạo hè phố được triển khai đảm bảo mục tiêu, quy mô và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, góp phần khắc phục tình trạng mất mỹ quan đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung của người dân trong khu vực.

Phần lớn các tuyến phố được chỉnh trang chưa ghi nhận các hư hỏng lớn, chỉ xuất hiện một vài hư hỏng cục bộ chủ yếu do sử dụng không đúng công năng, mục đích theo hồ sơ thiết kế, việc thi công hoàn trả công trình ngầm chưa đảm bảo yêu cầu…

Để nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý sau đầu tư hè đường các tuyến phố, Sở Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm tra chi tiết, rà soát cụ thể, tổ chức đánh giá hiệu quả của việc cải tạo, chỉnh trang lát hè phố đối với danh mục các tuyến phố đã được phê duyệt, đảm bảo thực hiện theo quy định.

Quận trung tâm ở TP.HCM chi 220 tỷ đồng sửa chữa hẻm và vỉa hè

Quận 1, TP.HCM chi khoảng 220 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa 12 vỉa hè, 64 con hẻm trên địa bàn quận bị sụp lún, vỡ gạch, bong tróc, dự kiến hoàn thành trong 2 năm.

https://vietnamnet.vn/so-xay-dung-bat-benh-lat-via-he-o-quan-cau-giay-dong-da-2231207.html

Theo Quang Phong/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm