So sánh chương trình tàu sân bay của Nga và Trung Quốc
Trung Quốc đang chuẩn bị đóng tàu sân bay loại mới chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị máy phóng điện từ. Trong khi đó, Nga cũng đang nghiên cứu thiết kế chế tạo tàu sân bay mới.
Ảnh minh họa. |
Theo các nguồn tin từ Ủy ban quân sự-công nghiệp trực thuộc chính phủ, hai năm qua, Nga đã tiến hành thiết kế mẫu tàu sân bay nguyên tử hạng nặng và dự kiến, bản thiết kế của con tàu độc đáo này sẽ hoàn chỉnh vào năm 2018. Xét theo tuyên bố của các quan chức Nga, tàu sân bay mới sẽ khác với tàu "Đô đốc Kuznetsov". Nó sẽ đồ sộ hơn, chứa được 80 máy bay (trong khi "Kuznetsov” chỉ có thể chứa 50 máy bay tất cả các loại).
Sự khác biệt then chốt sẽ là trạm điện hạt nhân. Ngoài ra, khác trái với "Kuznetsov", trên tàu sân bay mới các chuyến cất cánh của phi cơ được thực hiện với sự hỗ trợ của máy phóng. Các nhà quân sự Nga muốn chiếc tàu sân bay mới được trang bị máy phóng điện từ, vốn được sử dụng trên các tàu sân bay Mỹ tiên tiến nhất.
So sánh với kế hoạch chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc, chương trình tàu sân bay Nga có vẻ khiêm tốn hơn. Theo báo cáo của Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky, Nga dự kiến đóng hai tàu sân bay loại mới vào năm 2027, trong đó một chiếc sẽ được biên chế vào thành phần Hạm đội Bắc, còn chiếc thứ hai sẽ phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương.
Trung Quốc cũng đang chuẩn bị đóng tàu sân bay loại mới, với trạm máy điện hạt nhân và máy phóng điện từ. Tuy nhiên, Bắc Kinh có kế hoạch đóng mới tối thiểu 5 nhóm tàu sân bay tấn công.
Công việc đóng tàu sân bay mới của Trung Quốc có thể bắt đầu ngay trong tương lai gần, sau khi đã thu thập những kinh nghiệm qua việc hoàn thiện và vận hành tàu sân bay đầu tiên “Liêu Ninh", chứ không phải là sang thập niên sau như Nga. Trung Quốc đã tiến hành tái trang bị cho Nhà máy đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải) dựa theo nhu cầu của chương trình tàu sân bay.
Lợi thế của Nga là kinh nghiệm phong phú thu nhận được trong quá trình đóng, thử nghiệm, xây dựng và vận hành tàu sân bay "Kuznetsov" cũng như thiết kế chế tạo tàu sân bay "Vikramaditya" cho Ấn Độ.
Ngoài ra, Hải quân Nga sẽ nhận được chiến đấu cơ trên tàu sân bay mới là MiG-29K, vượt Su-33 về đẳng cấp kỹ thuật. Su-33 chính là nguyên mẫu của J-15 của Trung Quốc. Điểm ưu việt MiG-29K sử dụng rộng rãi vật liệu siêu bền composite trong khung máy bay, trạm radar hiện đại… cùng với việc trang bị vũ khí mạnh. Qua đó, MiG-29K gọn nhẹ hơn đáng kể so với Su-33, khiến cho nói dễ dàng hơn trong việc bố trí trên tàu sân bay.
Theo VOR