Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số phận hẩm hiu của ứng viên thay thế MiG-21

Ria Novosti dẫn lời Tổng giám đốc tổng công ty máy bay MiG Sergei Korotkov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa xác nhận việc ký hợp đồng mua tiêm kích MiG-35 như dự kiến,  khiến số phận của tiêm kích này tiếp tục rơi vào tình trạng ế ẩm.

Số phận hẩm hiu của ứng viên thay thế MiG-21

Ria Novosti dẫn lời Tổng giám đốc tổng công ty máy bay MiG Sergei Korotkov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa xác nhận việc ký hợp đồng mua tiêm kích MiG-35 như dự kiến,  khiến số phận của tiêm kích này tiếp tục rơi vào tình trạng ế ẩm.

Trước đó, từng có thông tin hợp đồng cung cấp MiG-35 cho Không quân Nga sẽ được ký kết vào tháng 6/2013. Ông Korotkov nói với giọng thất vọng: “Không có hợp đồng chúng tôi sẽ rất khó khăn về vốn để phát triển. Chúng tôi mong chờ hợp đồng từ họ (BQP Nga)”. Ông tiếp tục nhắc lại đề xuất hợp đồng cung cấp 37 chiếc tiêm kích MiG-35 cho Không quân Nga.

Mặc dù MiG-35 rất xuất sắc nhưng BQP Nga lại thờ ơ đối với tiêm kích này.

Thực tế MiG-35 là một tiêm kích rất xuất sắc trong vai trò bảo vệ không phận tương tự như vai trò của MiG-29 trong Không quân Liên Xô trước đây.

MiG-35 mang trong mình rất nhiều công nghệ tiên tiến như: Hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại, động cơ kiểm soát vector lực đẩy, radar quét mạng pha điện tử chủ động.

MiG-35 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động Zhuk-AE AESA, cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc. Radar hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 160 km, lên đến 300 km với các vật thể có kích cỡ tương đương tàu khu trục. 

Radar Zhuk-AE được hỗ trợ bởi trạm định vị quang điện tử OLS-30, hoạt động như đôi mắt của con người (thu nhận hình ảnh và đưa ra phân tích), có khả năng phát hiện máy bay tàng hình nhờ vào cảm biến hồng ngoại và hình ảnh mạnh mẽ.

Hệ thống OLS-30 có khả năng phát hiện máy bay đối phương từ khoảng cách tới 90 km. Các hệ thống điện tử hiện đại trên cho phép MiG-35 tham chiến với 20 mục tiêu cùng lúc.

Xét ở đặc tích kỹ thuật, MiG-35 không hề thua kém Su-35, thậm chí, với vai trò bảo vệ không phận thì MiG-35 còn xuất sắc hơn. Nếu MiG-35 sát cánh cùng Su-35 trong Không quân Nga sẽ tạo nên thế trận “công thủ toàn diện”.

MiG-35 từng được đánh giá là ứng viên số 1 thay thế MiG-21 Việt Nam bởi xét về tiêu chí tuyển chọn hàng đầu là khả năng không chiến thì có thể khẳng định không có loại máy bay nào vượt qua được MiG-35.

Hơn nữa xét về tính năng tổng quan, giá cả và độ thành thạo về kỹ thuật thì MiG-35 càng chiếm ưu thế vì không quân Việt Nam đã từng sử dụng rất nhiều loại máy bay của Mikoian. Điều này rất thuận lợi cho công tác huấn luyện phi công, nhân viên kỹ thuật và phát triển chiến thuật tác chiến kế thừa từ các máy bay MiG thế hệ tiền nhiệm.

Sau khi thất bại tại chương trình đấu thầu MMRCA của Ấn Độ số phận của MiG-35 trở nên vô cùng hẩm hiu.

Trước đó, hy vọng thoát cảnh ế ẩm của MiG-35 trở nên sáng sủa hơn khi Bộ Quốc phòng Nga dự định sẽ ký hợp đồng mua 37 chiếc MiG-35 vào tháng 6/2013. Tuy nhiên đến nay đã qua nửa tháng 7/2013 song Bộ Quốc phòng Nga vẫn im hơi lặng tiếng với hợp đồng MiG-35.

Đối với bất kỳ chương trình phát triển vũ khí nào, cái đích cuối cùng là phải giành được hợp đồng cung cấp cho quân đội và tiến tới xuất khẩu. Trên thế giới có một tiền lệ khá tàn nhẫn là bất kỳ mẫu vũ khí nào nếu không được quân đội nước sở tại sử dụng thì khả năng xuất khẩu coi như bằng không. Hy vọng, MiG-35 sẽ là ngoại lệ.

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm