Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số phận bi thảm của những ‘bóng ma’ F-4 hết thời

Bị tan thành ngàn mảnh là cách Mỹ xử lý những chiếc máy bay F-4 Phantom hết thời, cỗ máy công nghệ cao từng một thời làm mưa làm gió trên các chiến trường.

Số phận bi thảm của những ‘bóng ma’ F-4 hết thời

Bị tan thành ngàn mảnh là cách Mỹ xử lý những chiếc máy bay F-4 Phantom hết thời, cỗ máy công nghệ cao từng một thời làm mưa làm gió trên các chiến trường.

Dù hoàn toàn bị loại khỏi biên chế quân đội Mỹ từ vài năm trước nhưng hiện nay, F-4 Phantom (con ma), loại chiến đấu cơ phản lực siêu thanh thế hệ đầu tiên của Mỹ vẫn đang được không quân sử dụng trong các nhiệm vụ đào tạo. Những chiếc bị hư hại tới mức không thể phục hồi được đưa tới các nhà xưởng để tháo rời lấy linh kiện và bán sắt vụn.

 
Máy bay F-4 Phantom của Mỹ thả bom.

Nói đến F-4 Phantom, không thể bỏ qua vai trò cực lớn của nó trong các chiến dịch ồn ào của Mỹ. Được ra đời với mục tiêu tiêm kích – ném bom tầm xa, chiếc phản lực siêu thanh 2 chỗ ngồi có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. F-4 Phantom cũng là một trong những loại máy bay chủ lực trong cuộc chiến tranh phi nghĩa trên lãnh thổ Việt Nam, góp phần đắc lực trong chiến dịch “Lá chắn sa mạc” và “Bão táp Sa mạc” mà  Mỹ và đồng minh tiến hành ở Kuwait và Iraq.

Được ra đời nhằm mục tiêu tiêm kích, bảo vệ các hạm đội của Hải quân Mỹ nhưng đến năm 1963, F-4 Phantom được chuyển đổi mục đích sử dụng thành máy bay cường kích-ném bom tầm xa của Mỹ. Không chỉ được quân đội Mỹ tin dùng, F-4 Phantom còn nhanh chóng được xuất khẩu sang các nước, nhờ khả năng bay với tốc độ Mach 2 cùng 9 giá treo, cho phép nó mang lượng vũ khí lên tới 8 tấn.

 
Số vũ khí đa dạng màa F-4 Phantom có thể mang theo.

Tuy nhiên, khi vai trò của F-4 Phantom bị phi đội chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ thay thế, những chiếc F-4 Phantom dần dần bị loại khỏi biên chế không quân. Những sản phẩm từng một thời đứng trên đỉnh cao của ngành công nghiệp chế tạo vũ khí thế giới bị xử lý theo những cách thực dụng nhưng khá đáng tiếc.

Có 2 cách xử lý F-4 Phantom hết thời nhưng phương án nào cũng khiến những cỗ máy đắt tiền nát vụn thành nhiều mảnh. Cách đầu tiên là lắp đặt hệ thống lái điều khiển từ xa cho những chiếc F-4 còn hoạt động tốt, biến chúng trở thành mục tiêu bắn hạ cho tên lửa thế hệ mới hay làm “quân địch” trong tập luyện của phi công Mỹ.

 
Những chiếc F-4 Phantom được cải tiến khả năng điều khiển từ xa để trở thành mục tiêu bắn hạ của phi công.

Cách này ngốn thêm của quân đội Mỹ 2,5 triệu USD nhưng số phận những chiếc F-4 Phantom không vì thế mà tươi sáng hơn so với số F-4 không còn nguyên vẹn bị xử lý theo phương án còn lại. Theo đó, những chiếc F-4 “loại 2” sẽ được đưa tới các nhà máy tháo dỡ nằm trên 10 quốc gia khác nhau. Từng phần của chiếc phi cơ sẽ bị tháo rời để láp ráp vào những chiếc cần sửa chữa, trước khi trở thành mục tiêu bắn tập của phi công Mỹ.

Sẽ chẳng có gì để nói về cách xử lý thứ nhất nhưng lại có rất nhiều điều thú vị trong quá trình tháo dỡ những chiếc F-4 Phantom, tưởng chừng như chẳng mấy khó khăn này. Theo đó, việc tháo dỡ chiếc phi cơ từng làm mưa làm gió trên các chiến trường được tiến hành nghiêm ngặt theo 3 giai đoạn rõ ràng và không thể đảo lộn.

 
Kiểm tra phần động cơ F-4 Phantom.

Công đoạn đầu tiên, chiếc phi cơ sẽ được kiểm tra toàn bộ, trong đó chủ yếu là 2 phần động cơ phản lực đẩy nhằm xác định xem chúng còn có thể được sử dụng lại. Việc cho động cơ hoạt động hết công suất bên trong nhà xưởng là công đoạn nguy hiểm nhất trong toàn bộ quá trình tháo dỡ chiếc phi cơ siêu thanh thế hệ đầu.

Hai động cơ phản lực đẩy cho phép khối sắt nặng hàng chục tấn lao đi với vận tốc Mach 2, nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh sẽ tạo ra những vệt lửa dài tới 4m ở phía đằng sau. Trong quá trình thử động cơ, cửa hút gió phía trước sẽ cuốn tất cả những gì có thể theo gió vào bên trong, khiến bất kể sai sót nào ở nơi thử động cơ cũng có thể trở thành thảm họa.

 
Kiểm tra bộ phận cất và hạ cánh của F-4 Phantom.

Sau khi kiểm tra động cơ, càng hạ cánh của máy bay của máy bay cũng sẽ được kiểm tra nhằm sử dụng chúng cho những chiếc F-4 cần được sửa chữa. Sau đó, bánh lái, những bộ phận hỗ trợ bay trên các cánh và đuôi sẽ được kiểm tra nhằm đảm bảo chúng còn có thể tái sử dụng, trước khi việc tháo rời các bộ phận được tiến hành.

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, chiếc F-4 Phantom được đưa tới nơi xử lý tháo dỡ. Đầu tiên, tất cả các loại vũ khí và vật liệu có thể gây cháy nổ được đưa khỏi máy bay. Tuy 9 giá treo hoàn toàn trống rỗng nhưng khẩu súng máy Gatling cỡ nòng 20mm cần phải được đưa khỏi máy bay. Với trọng lượng lên tới 300kg, việc tháo dỡ khẩu súng có khả năng bắn 6.000 viên đạn/phút hoàn toàn không phải việc đơn giản.

 
Tháo gỡ khẩu Gatling 6 nòng cỡ nòng 20mm.

Hệ thống nâng cơ học được đặt bên dưới khẩu súng nhằm đỡ toàn bộ trọng lượng của nó trong quá trình tháo dỡ. Việc loại bỏ các vít gắn khẩu súng với khung máy bay được tiến hành từ từ và cẩn trọng nhằm tránh cho khẩu súng tuột khỏi giá đỡ, gây tổn thương cho người tháo. Dù không còn được sử dụng lại nhưng khẩu Gating vẫn phải được tháo bỏ, trước khi đưa tới nơi xử lý bằng đèn hàn để nó không lọt vào tay kẻ xấu.

Khi thứ vũ khí cuối cùng bị vô hiệu hóa, chiếc F-4 Phantom chính thức được đưa vào quá trình tháo rời toàn bộ. Đầu tiên, các chuyên gia đặc biệt sẽ tháo rời toàn bộ ghế phóng và nắp buồng kính, để đưa nó tới nơi cần thay thế. Ghế phóng của phi công được trang bị rocket, đủ sức đẩy toàn bộ ghế thoát hiểm khỏi máy bay trong trường hợp khẩn cấp.

 
Tháo gỡ ghế phóng.

Chính vì lẽ đó, việc tháo dỡ ghế phóng phải được tiến hành cẩn thận, để nó không gây ra bất kể vụ nổ nào. Đầu tiên, người ta vô hiệu hóa rocket đẩy, sau đó tháo rời từng bộ phận theo thứ tự tháo dù, thân ghế…. Điều quan trọng nhất trong quá trình tháo ghế phóng là chú ý rocket đẩy và không để sót bất kể bộ phận nào của chiếc ghế lại máy bay.

Sau đó, việc tháo vòm kính, tháo càng hạ cánh được tiến hành cần trọng bởi chúng hoàn toàn còn giá trị. Tuy nhiên, thứ giá trị nhất trên chiếc F-4 Phantom không nằm trong những thứ được tháo dỡ đầu tiên. Với giá tiền lên tới 1 triệu USD/chiếc, 2 động cơ đẩy của chiếc F-4 Phantom là thứ quan trọng nhất cần được bóc tách cẩn thận.

 
Tháo gỡ động cơ trị giá 1 triệu USD/chiếc.

Với trọng lượng hàng tấn, các thiết bị nâng cơ học và đội ngũ các chuyên gia cẩn thận tháo rời từng con vít và dây nối giữa phần động cơ với thân chiếc máy bay. Giá trị lớn của những chiếc động cơ đẩy khiến việc tháo dỡ tỉ mẩn tới từng chi tiết. Dù vậy, khi tháo thành công những chiếc động cơ, chúng còn phải trải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được đóng hộp, ghi mã vạch và chuyển tới nơi cần thay thế.

Tiếp sau việc tháo động cơ là quá trình tháo cánh. Phần cánh bên ngoài được cố định với thân bằng một chốt thép nằm sâu bên trong lõi. Sử dụng một thiết bị tự chế chuyên dụng, người ta móc nó vào chốt thép, dùng lực con người để từ từ kéo nó ra. Công việc nghe thì dễ dàng nhưng thực thế lại vô vàn khó khăn bởi thời gian khiến những thanh thép bị ô xi hóa khiến chúng trở nên rất cứng đầu.

 
Xác chiếc F-4 Phantom được đưa tới nghĩa địa trước khi bán đấu giá.

Sau khi cánh bị tháo rời, những thiết bị điện tử, đồng hồ đo chỉ số, hệ thống nén khí và phân phối nhiên liệu, thiết bị đo và cân bằng ở buồng lái cũng lần lượt được tháo dỡ, đóng hộp và đưa tới nơi thay thế. Hàng chục km dây điện nằm sâu bên trong thân máy bay cũng được tháo rời trước khi phần khung sắt được đưa tới nghĩa địa F-4 Phantom. Chúng sẽ phơi thây cùng mưa nắng nhiều tháng trước khi người ta bán đấu giá nó để nghiền nát thành sắt vụn.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm