Trong đó, 4 tuyến buýt sức chứa nhỏ có điểm đầu và cuối tuyến là Ga tàu thủy Bình An - Bến xe buýt Sài Gòn; Ga tàu thủy Bình An - đường Liên Phường; khu dân cư ấp 5 Phong Phú - UBND quận 7; khu dân cư T30 - Đại học Marketing.
4 tuyến buýt chất lượng cao thuộc dự án phát triển giao thông xanh sẽ chạy dọc hành lang Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ với điểm đầu và cuối tuyến là An Lạc - Rạch Chiếc; An Lạc - Bến Thành; Chợ Lớn - Rạch Chiếc; Bến Thành - Rạch Chiếc.
4 tuyến buýt tỉnh liền kề (không trợ giá) có điểm đầu và cuối tuyến tại Bến xe An Sương - Bến xe Biên Hòa; Bến xe Tân Phú - Bến xe Tây Ninh; Bến xe buýt Tân Phú - Bến xe Tiền Giang; Bến xe Tân Phú - Bến xe Biên Hòa.
Theo Sở GTVT, mạng lưới vận tải hành khách công cộng trong quá trình vận hành luôn phải điều chỉnh, bổ sung để phù hợp nhu cầu đi lại của người dân. Mặc dù mạng lưới buýt cơ bản đã phủ khắp thành phố, ở tuyến đường hẹp thì còn khó tiếp cận.
Tuyến buýt điện cỡ lớn đầu tiên khai thác tại TP.HCM, trên đường Nguyễn Huệ (quận 1). Ảnh: Y Kiện. |
Do đó, việc tái cấu trúc hệ thống xe buýt tại TP.HCM nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng, mở rộng kết nối đến các khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, khu đô thị Thủ Thiêm, làng đại học - khu Công Nghệ cao; khu công nghiệp; các đầu mối cảng hàng không, bến xe liên tỉnh, cảng biển, ga metro.
Hiện TP.HCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 91 tuyến trợ giá, 37 tuyến không trợ giá. Trong đó có 101 tuyến xe buýt nội tỉnh và 27 tuyến xe buýt kết nối đến các tỉnh liền kề gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bên cạnh 27 tuyến buýt tỉnh liền kề này, Sở GTVT cho biết việc bổ sung tuyến mới để kết nối tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh là rất cần thiết trong bối cảnh TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng kết nối địa bàn với các tỉnh lân cận.