Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'So găng' lợi nhuận Big4 kiểm toán tại Việt Nam

Các công ty kiểm toán ngoại có quy mô doanh thu lớn, ổn định quanh 1.000 tỷ đồng nhưng hiệu quả lợi nhuận lại khác biệt lớn do cấu trúc kinh doanh có sự khác biệt.

Ngành kiểm toán thế giới đang có 4 công ty trong nhóm dẫn đầu là PwC, Deloitte, EY và KPMG với tên thường gọi Big4. Hiện cả 4 đơn vị này đều đã có mặt tại Việt Nam, nắm giữ thị phần lớn nhất với nhiều khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong nước.

Quy mô hoạt động của nhóm Big4 là khá tương đồng nhưng tính chất kinh doanh lại có sự khác biệt, từ đó dẫn đến sự chênh lệch lớn về hiệu quả lợi nhuận với nhau.

Quy mô nghìn tỷ đồng

Các công ty kiểm toán nước ngoài có niên độ tài chính khác nhau, tuy nhiên hoạt động kinh doanh tính chung trong một năm vẫn khá ổn định. Trong khi PwC, Deloitte và EY kết thúc năm tài chính vào tháng 6 thì của KPMG là tháng 9 hàng năm.

Theo báo cáo minh bạch năm 2021, PwC Việt Nam ghi nhận tổng doanh thu ở mức 1.124 tỷ đồng, liên tục tăng trưởng từ mức 999 tỷ năm 2018 đến nay, vươn lên thành hãng kiểm toán có nguồn thu lớn nhất.

Tuy nhiên, điều đáng nói là cơ cấu doanh thu lại chỉ có “vỏn vẹn” hơn 48 tỷ đồng từ hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng và còn lại 1.076 tỷ đồng là từ dịch vụ khác.

DOANH THU CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BIG Ở VIỆT NAM
Năm tài chính 2021
NhãnPwCDeloitteEYKPMG
Tổng doanh thu Tỷ đồng 11241060999580
Doanh thu kiểm toán
48470747110
Doanh thu khác
1076590252470

Deloitte Việt Nam cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm và lần đầu đạt doanh thu nghìn tỷ khi tăng trưởng hơn 6% lên mức 1.060 tỷ đồng trong năm ngoái. Trong đó hơn 44% nguồn thu đến từ hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cho các khách hàng.

Trong khi đó, EY Việt Nam lại ghi nhận sự thụt lùi về mức 999 tỷ đồng doanh thu năm 2021, giảm liên tiếp từ mức đỉnh 1.184 tỷ đồng năm 2019 và qua đó đánh mất vị thế công ty kiểm toán có quy mô doanh thu lớn nhất.

Cơ cấu nguồn thu bao gồm dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng gần 193 tỷ đồng; thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị khác 554 tỷ đồng và thu từ dịch vụ khác 252 tỷ đồng.

KPMG lại tỏ ra khá kém cạnh tại thị trường Việt Nam khi bị bỏ khá xa với 3 cái tên còn lại. Mặc dù cũng liên tục tăng trưởng, quy mô doanh thu trong năm tài chính 2021 chỉ đạt 580 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với năm liền trước.

Các công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề không quá nhiều chỉ vài chục người (chưa tính đến nhân sự chưa có chứng chỉ hành nghề, cộng tác viên, thực tập, các bộ phận hỗ trợ...). Trong đó KPMG chỉ có 38 kiểm toán viên và nhiều nhất là EY với 73 người.

Xét về hiệu suất lao động của kiểm toán viên, tức lấy doanh thu chia cho số lượng kiểm toán viên, PwC Việt Nam đang làm tốt nhất khi mỗi kiểm toán viên mang về bình quân gần 23 tỷ doanh thu. Con số này ở Deloitte gần 18 tỷ, ở KPMG hơn 15 tỷ và ở EY là gần 14 tỷ đồng.

Khác biệt về lợi nhuận

Trái ngược với mức doanh thu lớn quanh 1.000 tỷ đồng thì hiệu quả lợi nhuận của một số đơn vị kiểm toán lại tỏ ra khiêm tốn, chủ yếu do chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng khá cao.

Báo cáo minh bạch của KPMG Việt Nam thể hiện lợi nhuận sau thuế niên độ 2021 chỉ có 2,1 tỷ đồng do tổng chi phí đã ngốn hết 99,8% doanh thu. Tỷ suất sinh lời ROS (lãi sau thuế/doanh thu thuần) chỉ là 0,4%.

Hai đơn vị còn lại là Deloitte Việt Nam và EY Việt Nam cũng có tỷ suất sinh lời trên doanh thu không cao, lần lượt chỉ đạt 4,4% và hơn 1,2%. Trong khi chỉ có PwC đạt mức cao hơn nhiều là 14,2%.

Niên độ 2021 PwC Deloitte EY KPMG
Doanh thu 1.224 1.060 999 580
Chi phí 911 991 983 578
*chi phí lương thưởng nhân viên630631490403
Lãi sau thuế 173,6 46,8 12,2 2,1
Số lượng kiểm toán viên 49 59 73 38

Các con số trên chỉ mang tính tương đối bởi hoạt động của mỗi đơn vị kiểm toán ngoại cũng có sự khác biệt rõ nét. Đơn cử PwC chỉ có 4% nguồn thu đến từ kiểm toán trong khi 96% còn lại đến từ các nguồn khác là nguyên nhân cho tỷ suất sinh lợi vượt trội hơn.

Theo giới thiệu trên website, PwC Việt Nam có văn phòng ở Việt Nam từ năm 1994 và đội ngũ nhân sự thực tế gồm hơn 1.000 người. Ngoài kiểm toán thì đơn vị này còn cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp (tư vấn quản trị, quản lý nhân lực, rủi ro, M&A...).

Trong khi EY là công ty có nguồn thu từ hoạt động kiểm toán lớn nhất với 747 tỷ đồng (chiếm 75% tổng doanh thu) nhưng kết quả chỉ mang về 12,2 tỷ đồng. Dù đây là mức lợi nhuận kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với PwC và Deloitte.

Cũng phải lưu ý thêm các số liệu được ghi nhận từ báo cáo minh bạch của các công ty kiểm toán trong nhóm Big4, không đại diện công ty mẹ/liên kết/công ty cùng thương hiệu khác như công ty tư vấn thuế, công ty luật...

Hiện các công ty thuộc Big4 đã phân tách riêng các mảng hoạt động ra thành các công ty khác nhau để tránh mâu thuẫn lợi ích. Như Deloitte Việt Nam có đến 8 công ty khác nhau chuyên về kiểm toán, công ty tư vấn thuế, công ty luật, Deloitte Việt Nam Holdings...

EY tại Việt Nam cũng phân tách thành kiểm toán, luật, dịch vụ an toàn thông tin. Tương tự là PwC, KPMG đã tách bạch các hoạt động kiểm toán và tư vấn, luật...

Kiểm toán EY thu gần 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam

Công ty kiểm toán hàng đầu này vẫn duy trì được mức doanh thu quanh 1.000 tỷ đồng/năm trong giai đoạn có nhiều biến động của thị trường tài chính 2017-2021.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm