Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản cao nhất 5 năm

Theo Tokyo Shoko Research, các doanh nghiệp dịch vụ đứng đầu danh sách phá sản và sau đó là doanh nghiệp xây dựng.

Theo Bloomberg, số vụ phá sản doanh nghiệp ở Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 32,1% so một năm trước, lên 4.042 doanh nghiệp và là mức cao nhất trong vòng 5 năm.

Nguyên nhân là trong thời kỳ đại dịch, các doanh nghiệp phải vay nợ liên tục để duy trì hoạt động.

Theo kết quả khảo sát do công ty Tokyo Shoko Research công bố ngày 10/7, sự gia tăng các vụ phá sản liên quan các khoản nợ vượt 10 triệu yen (70.000 USD) đang liên tiếp xảy ra khi nhiều công ty không thể trả được các khoản vay này. Bên cạnh đó, chi phí vật liệu và lao động tăng cao cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

Theo thống kê, tổng cộng có 322 vụ phá sản là các công ty được tài trợ theo chương trình khẩn cấp của chính phủ, tăng gần gấp đôi so với một năm trước. Trong khi đó, số công ty phá sản do giá cả leo thang tăng gấp 3,3 lần lên 300 công ty.

Tokyo Shoko Research cho biết lĩnh vực dịch vụ ghi nhận con số doanh nghiệp phá sản cao nhất với 1.351 trường hợp, tăng tới 36,1% khi nhiều nhà hàng ngừng hoạt động sau khi chính phủ chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch.

Ngành xây dựng đứng thứ hai ở mức 785 vụ, tăng 36,3% do chịu ảnh hưởng của chi phí vật liệu tăng cao.

Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng nợ phải trả do các công ty phá sản tại Nhật Bản để lại đã giảm 45,3% xuống còn 934 tỷ yen, sau khi tăng mạnh vào năm ngoái do khoản nợ cực lớn của tập đoàn phụ tùng ôtô Marelli Holdings.

Tập đoàn này sau đó đã nộp đơn lên tòa án xin bảo hộ phá sản vào tháng 6/2022 với tổng tiền nợ 1.130 tỷ yen.

Do đó, các chuyên gia cảnh báo rằng số công ty phá sản có thể tiếp tục tăng, đặc biệt là ở những công ty chậm phục hồi sau đại dịch.

Lạm phát Trung Quốc giảm về 0%

Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã về mức 0% trong tháng 6, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm, thể hiện sự sụp đổ về nhu cầu và làm gia tăng nỗi lo giảm phát.

5 lý do nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý đón thị trường lao dốc

Các chuyên gia tại Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs cho rằng nửa cuối năm sắp tới mới là thời gian thị trường lao dốc kỷ lục.

Siêu du thuyền của các tỷ phú thế giới

Du thuyền của ông chủ Amazon Jeff Bezos thậm chí còn to đến mức suýt phải tháo dỡ cây cầu lịch sử De Hef (Rotterdam, Hà Lan) để có thể lọt qua.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm