Theo thông tin từ Bộ Y tế tối 29/12, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 13.889 ca nhiễm mới. Trong đó, 16 ca nhập cảnh và 13.873 trường hợp ghi nhận trong nước. Như vậy, sau 24 giờ, số lượng ca mắc mới giảm 548 người. Hà Nội vẫn là nơi có số ca mắc cao nhất và trên 1.000 người.
F0 ở Hà Nội liên tiếp cao nhất cả nước
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 29/12, thành phố phát hiện thêm 1.882 trường hợp nhiễm nCoV. Trong đó, các bệnh nhân được ghi nhận tại cộng đồng (661), khu cách ly (1.034), khu phong tỏa (187).
Số ca nhiễm mới của Hà Nội vẫn ở ngưỡng cao dù đang có xu hướng giảm nhẹ trong 2 ngày gần đây. Đây cũng là ngày thứ 10 liên tiếp thành phố ghi nhận trên 1.500 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, trở thành nơi có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước trong tuần qua.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca nhiễm trong ngày là: Hoàng Mai (252); Hai Bà Trưng (209); Long Biên (205); Nam Từ Liêm (183); Hà Đông (169); Đống Đa (136); Tây Hồ (98).
661 ca cộng đồng ghi nhận tại 196 xã, phường thuộc 27/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) tại Hà Nội, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận là 45.159 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 16.101 ca, số mắc đã được cách ly là 29.058 ca.
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội. |
Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến nay, 100% người dân trên 18 tuổi tại Hà Nội đã được bao phủ 2 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19.
Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cập nhật gần nhất cho thấy Hà Nội hiện có 10.335 F0 tự theo dõi tại nhà, 5.162 ở khu cách ly và 4.668 trường hợp nhiễm nCoV phải điều trị tại bệnh viện.
Trong số này, 2.810 người diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng. Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 1.543 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 315 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch, 275 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 15 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 7 người thở máy không xâm lấn và 18 ca thở máy xâm lấn.
UBND Hà Nội vừa có Chỉ thị 26 về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.
UBND Hà Nội giao sở y tế phối hợp sở, ngành, UBND quận, huyện chủ động giám sát, phát hiện tác nhân gây bệnh và xử lý kịp thời ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan.
Ngành y tế sớm cập nhật phác đồ điều trị, dự trữ thuốc, vật tư, thiết bị y tế chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19; thực hiện nghiêm quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu.
Các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo, quy định trong công tác phòng, chống dịch, bảo đảm tuyệt đối an toàn hoạt động lễ hội, tập trung đông người, có phương án, kịch bản đáp ứng phòng, chống dịch, thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi dịch bệnh xảy ra.
Tình hình oxy y tế tại TP.HCM đã được cải thiện
Trái ngược với Hà Nội, TP.HCM (+702) vẫn tiếp tục duy trì ca mắc mới dưới mức 1.000. TP.HCM đã có tổng cộng 501.990 ca mắc Covid-19. Như vậy, kể từ đầu đợt bùng phát dịch lần 4 đến nay, thành phố này là nơi ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao nhất cả nước.
Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, cho biết tình hình oxy y tế tại địa phương này đã được cải thiện, sắp tới sẽ khai trương nhà máy sản xuất oxy tại Bà Rịa - Vũng Tàu với công suất 200 tấn/ngày để dự phòng cho cả miền Nam.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các quận, huyện cần đẩy nhanh tiêm mũi 3 (gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại), hoàn tất tiêm trong tháng 1/2022, triển khai đồng thời với cả nhóm nguy cơ và không nguy cơ. Mũi 3 thực hiện cách thời gian tiêm mũi 2 khoảng thời gian 3 tháng.
10 tỉnh, thành phố có số lượng ca mắc Covid-19 trung bình cao nhất trong 7 ngày | |||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế | |||||||||||
Nhãn | Hà Nội | Tây Ninh | Vĩnh Long | Khánh Hòa | TP.HCM | Đồng Tháp | Bạc Liêu | Trà Vinh | Bình Định | Hải Phòng | |
Số F0 trung bình 7 ngày qua | Người | 1861 | 939 | 886 | 787 | 689 | 635 | 567 | 528 | 522 | 394 |
Cần Thơ, Hải Phòng, Hải Dương giảm mạnh F0
Theo công bố của Bộ Y tế, đây là 3 địa phương có số lượng ca nhiễm mới giảm nhiều nhất so với ngày trước đó.
Trong ngày 29/12, Cần Thơ ghi nhận thêm 137 F0, giảm 626 ca mắc Covid-19 so với ngày 28/12. Trong khoảng một tuần trước đó, địa phương này liên tiếp có số F0 ở mức hơn 700 ca.
Hiện thành phố Cần Thơ có 14.633 F0 cách ly, điều trị tại nhà. Số F0 đang điều trị tại cơ sở y tế là 2.014 người.
Theo Sở Y tế, 95,06% người dân trên 18 tuổi tại Cần Thơ đã được bao phủ 2 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19. Tỷ lệ này ở người 12-17 tuổi là 85,24%.
Theo Bộ Y tế, số F0 được ghi nhận trong ngày 29/12 tại Hải Phòng là 271, giảm 326 ca so với ngày trước đó. Chiều cùng ngày, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến về kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi bổ sung và nhắc lại.
Ông Lê Đắc Nam, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng nhấn mạnh tình hình dịch trên địa bàn thành phố vẫn phức tạp, địa phương ghi nhận gần 8.000 ca và 15 trường hợp tử vong.
Đến nay, số người tiêm vaccine đủ liều tại Hải Phòng là 93%. Số mũi tiêm với trẻ em 12-17 tuổi cũng đảm bảo số lượng mũi đủ liều cơ bản. Số người dân chưa tiêm vaccine hoặc chưa đủ liều chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền, phụ nữ có thai, lao động tự do từ các tỉnh nên cần mũi bổ sung và nhắc lại. Thành phố này dự kiến tiêm 845.000 liều mũi bổ sung, nhắc lại trong quý I/2022.
Số F0 được ghi nhận tại TP Hải Phòng 7 ngày gần đây | ||||||||
Nguồn: Bộ Y tế | ||||||||
Nhãn | 23/12 | 24/12 | 25/12 | 26/12 | 27/12 | 28/12 | 29/12 | |
Số F0 | Người | 252 | 19 | 425 | 267 | 931 | 597 | 271 |
Số liệu của Bộ Y tế trong ngày 29/12 cho thấy Hải Dương không có thêm F0, giảm 260 ca so với ngày trước đó. Từ ngày 12/10 (thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP) đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 2.491 ca bệnh. Trong ngày 29/12, có 56 bệnh nhân mắc Covid-19 được ra viện. Toàn tỉnh còn 1.119 bệnh nhân đang điều trị.
Để kiểm soát linh hoạt tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, thành phố yêu cầu tất cả phường, xã thiết lập trạm y tế lưu động để thực hiện các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại cộng đồng và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời cho người dân.
Mỗi tổ dân cư thành lập các tổ chăm sóc F0 có khả năng chăm sóc cho từ 15-20 người mắc Covid-19 được cách ly, điều trị tại nhà. Các phường, xã chuẩn bị khu cách ly y tế tập trung phục vụ tối thiểu cho 50 người (không lựa chọn cơ sở giáo dục). Lập danh sách các hộ có đủ điều kiện cách ly tại nhà để chủ động phương án cách ly phù hợp. Thời gian tới, những trường hợp F1 nguy cơ cao, điều kiện gia đình không bảo đảm mới đưa đi cách ly tập trung…
Bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ
Tại hội thảo khoa học "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm tử vong do Covid-19" được Bộ Y tế tổ chức ngày 29/12, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong số ca mắc Covid-19 ghi nhận ở nước ta, 6% là bệnh nhân nặng. 8,3% ở mức trung bình. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng là 85,7%.
Phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy tỷ lệ người trên 65 tuổi có bệnh nền chiếm 47,67%. Người 50-56 tuổi có tỷ lệ 36,58%. Người 18-49 tuổi 15,34%. Nhóm 0-17 tuổi là 0,42%.
"Tổng số ca tử vong do Covid-19 ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên chiếm 84%. Vì vậy, việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết", ông Lương Ngọc Khuê khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, cho hay hiện số ca mắc Covid-19 tại một số địa phương gia tăng, nhiều trường hợp phát hiện qua sàng lọc khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Vì vậy, việc giám sát vùng nguy cơ cao để đảm bảo phát hiện sớm các ca mắc là rất cần thiết, từ đó cách ly, điều trị và có giải pháp xử trí phù hợp, góp phần hạn chế trường hợp tử vong.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho rằng việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết. Ảnh minh họa: Duy Hiệu. |
"Kiểm soát ca mắc, tăng cường năng lực điều trị, sử dụng thuốc sớm, trong đó có nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đa dòng, đồng thời phải đảm bảo oxy cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3 là những nhiệm vụ quan trọng trong điều trị bệnh nhân Covid-19”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Theo thống kê, 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong cao nhất cả nước là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.
Đặc biệt, các địa phương phải đẩy mạnh tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhóm đối tượng này.
Theo Bộ Y tế, trong ngày 28/12, 811.888 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 148.198.862 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.358.030 liều, tiêm mũi 2 là 67.323.239 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 3.517.593 liều.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này. Cơ quan này cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.