Chủ động tìm cơ hội, giải pháp mang tính bền vững thay vì chờ hết dịch hay trông cậy vào biện pháp ngắn hạn, nhiều tiểu thương hay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đã đạt được thành công bước đầu.
Từ lao đao vì dịch...
Khu vực lầu trên chợ Bà Chiểu, TP.HCM chuyên kinh doanh vải vóc, quần áo thời trang, vài tháng nay hầu hết quầy hàng đều cửa đóng then cài. Chị Tâm, một tiểu thương tại đây, cho biết sau giai đoạn giãn cách toàn xã hội, việc buôn bán có sáng sủa đôi chút nhưng từ ca bệnh 416 tại Đà Nẵng, chị và các tiểu thương ở chợ lại tiếp tục cảnh mỗi sáng mở mắt đã thấy bốc hơi cả triệu đồng tiền thuê mặt bằng, thuế phí...
“Buôn bán ở đây ngót 20 năm, chưa bao giờ tôi thấy ế ẩm như lúc này. Trước tôi bán mỗi ngày khoảng 6-7 triệu đồng tiền hàng, giờ chưa tới 1 triệu đồng/ngày", chị chia sẻ.
Buôn bán ế ẩm, nhiều cửa hàng phải ngừng hoạt động. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Nhiều sạp hàng đóng cửa, người bán nhiều hơn người mua… là tình trạng chung hiện nay tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM. Theo Cục thuế TP.HCM,trong 4 tháng đầu năm, có đến 18.627 hộ kinh doanh (chiếm gần 7,5% số hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn) phải ngừng, nghỉ vì kinh doanh ế ẩm. Với nhóm doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm có 18.743 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Xét về ngành nghề, những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ bị "khai tử" nhiều nhất, chiếm đến hơn 38%.
Còn theo một khảo sát nhanh vào cuối tháng 4 của Tổng cục Thống kê với 126.565 doanh nghiệp, có tới 85,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang phải chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Nhiều chủ doanh nghiệp đau đầu tìm hướng đi giữa dịch Covid-19. |
Đối mặt với thách thức và thiệt hại từ dịch, các tiểu thương và doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích nghi. Nhiều giải pháp đã được triển khai như áp dụng giờ làm linh hoạt, cắt giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế, tìm kiếm thị trường mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh…
Trong đó, hai giải pháp được dự đoán phổ biến hơn cả là tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, và đẩy mạnh TMĐT. Không chỉ được áp dụng để đối phó với tình thế trước mắt, TMĐT được đánh giá là xu thế không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp trên toàn thế giới trong tương lai.
Tới thích nghi và chủ động tìm kiếm cơ hội
Mặc dù có nhiều tác động tiêu cực, Covid-19 cũng là cơ hội để doanh nghiệp làm mới mình. Trên thực tế, không ít tiểu thương và SMEs đang “vượt bão” khá hiệu quả nhờ sự nhạy bén, chủ động quan sát để tìm kiếm cơ hội.
Thành lập năm 20212, Hiệp Nông là công ty chuyên cung cấp rau củ quả sạch trên toàn quốc. Trước đây, như nhiều doanh nghiệp nông sản Việt khác, Hiệp Nông phân phối hàng qua duy nhất kênh siêu thị. Tuy nhiên, nhận thấy xu thế chung khởi phát từ đợt dịch và nguồn lợi nhuận nhiều doanh nghiệp nông sản nước ngoài đạt được nhờ TMĐT, doanh nghiệp này quyết định “lên sàn”.
Điều Hiệp Nông tìm kiếm là một nền tảng TMĐT uy tín, có các chính sách hỗ trợ tốt cho nhà bán hàng, đặc biệt với mặt hàng tươi sống. Đó cũng là lúc Lazada ra mắt ngành hàng thực phẩm tươi sống. Điều này đã thôi thúc Hiệp Nông hợp tác mở kênh bán hàng mới. Sau 3 tháng, doanh thu từ gian hàng online của họ tăng 4 lần.
Nhiều doanh nghiệp tìm thấy hướng đi khi chuyển đổi số với TMĐT. |
Câu chuyện của Farmers Market lại có chút khác biệt. Thương hiệu thực phẩm hữu cơ này quyết định lên sàn không hoàn toàn vì Covid-19, mà từ sự thức thời với xu thế phát triển của mua sắm trực tuyến. “Riêng trong Covid-19, TMĐT như giải pháp hiệu quả giúp chúng tôi tránh rủi ro khi kinh doanh truyền thống, tránh thụt lùi so với xu hướng”, đại diện thương hiệu này cho biết.
Từ bỡ ngỡ trước thị trường online rộng lớn, giờ các SMEs như Hiệp Nông, Farmers Market đã tự tin tiếp tục hoạt động giữa đợt sóng Covid lần 2 nhờ doanh thu khả quan, cùng những hỗ trợ sát sườn từ nền tảng TMĐT Lazada. Mọi thủ tục từ đăng ký, thiết kế và thao tác trên gian hàng cho đến chuẩn bị hàng, xử lý đơn giao cho khách… đều được đội ngũ Lazada hướng dẫn nhiệt tình.
Chọn lên sàn, SMEs được hỗ trợ nhiều thay vì phải tự “bơi”. |
Không chỉ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để duy trì tăng trưởng, như đa dạng hóa sản phẩm trên sàn, cam kết đảm bảo nguồn cung ổn định; Lazada còn làm việc chặt chẽ với các nhà bán, đại lý uy tín để mang đến sản phẩm chất lượng; luân phiên thực hiện các chương trình khuyến mãi để tăng doanh thu cho nhà bán…
Có thể thấy trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã kịp thích ứng không chỉ để cầm cự, mà còn để vươn lên với tầm nhìn tốt hơn. Và TMĐT là một trong những phương tiện giúp họ bước đi vững chắc hơn về lâu dài.
Tuyến nội dung “Thương mại điện tử” do Zing và nền tảng TMĐT Lazada đồng hành thực hiện, nhằm mang đến cho doanh nghiệp và độc giả những thông tin hữu ích về xu hướng kinh doanh và tiêu dùng thời đại số.