Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Smartphone ­ - mục tiêu mới của hacker

Số lượng mã độc phát hiện trên điện thoại trong năm 2011 đã tăng gấp 16 lần so với 2 năm trước đó.

Smartphone ­ - mục tiêu mới của hacker

Số lượng mã độc phát hiện trên điện thoại trong năm 2011 đã tăng gấp 16 lần so với 2 năm trước đó.

Nếu bạn cho rằng chiếc điện thoại của mình miễn nhiễm với các loại virus, bạn nên suy nghĩ lại. Smartphone được xem là những chiếc máy tính cá nhân di động. Mặc dù hệ điều hành tích hợp trên chúng đã hiện đại và bảo mật hơn nhiều so với PC, chúng vẫn có khả năng bị nhiễm virus.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tổng cộng 24.800 mối nguy hại cho điện thoại di động trong năm 2011, theo một nghiên cứu của NQ Mobile. Con số đó cao gấp 16 lần so với 1.650 nhân tố có thể gây hại trên điện thoại vào năm 2009.

Mã độc điện thoại là gì?

Gavin Kim, Giám đốc phát triển sản phẩm của NQ Mobile định nghĩa mã độc điện thoại là “bất cứ loại phần mềm độc hại nào gây bất lợi cho người dùng và tác dụng phụ trên thiết bị di động”. Nói một cách đơn giản, nó là một phiên bản “di động” của virus máy tính.

Đó có thể chỉ là một trò đùa vô thưởng vô phạt nào đó, nhưng cũng có thể khai thác dữ liệu để đánh cắp thông tin, thậm chí tiền bạc của người dùng.

Tại sao tin tặc nhắm đến thiết bị di động?

Câu trả lời rất đơn giản: lượng người sử dụng smartphone ngày càng tăng. Một hệ sinh thái đang phát triển chính là đích ngắm lý tưởng cho các tay tin tặc. Ngay cả khi một lượng nhỏ thiết bị nhiễm mã độc, những người làm ra mã độc đã có thể thu lời.

Ông Kim giải thích, cách người ta sử dụng smartphone rất khác các thiết bị khác. Người dùng thường xuyên mang những thông tin về xã hội và cả tài chính trên chiếc điện thoại của mình. Đó là những thứ hacker cần khai thác ở họ.

Một số cách tự bảo vệ mình

Các chuyên gia luôn khuyến cáo người dùng không nên click vào những đường link lạ, không rõ xuất xứ. Bên cạnh đó, người dùng nên tải và sử dụng ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy và nên cài một ứng dụng bảo mật trên thiết bị của mình.

Liên quan đến cuộc tranh luận giữa người dùng iOS và Android về mức độ bảo mật, ông Kim cũng chia sẻ, vì là một nền tảng mở, Android dễ bị mã độc xâm phạm hơn. Hệ điều hành của Apple - iOS - khó bị khai thác hơn, nhưng một khi mã độc xuất hiện, việc loại bỏ nó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Thành Duy

Theo Infonet

Thành Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm