Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên Đại học Y dược TP HCM tri ân người hiến xác

Chiều 4/2, các thầy cô bộ môn Giải phẫu và sinh viên Trường Đại học Y dược TP HCM đã thành kính tổ chức lễ Macchabée: Tri ân người hiến xác.

Ghi chép tại phòng nhận hiến thi hài

Nhiều cụ 80, 90 tuổi bị con cái hắt hủi hoặc không muốn làm khổ con,1 mình bắt xe từ các tỉnh xa xôi đến đăng ký. Hoặc có những bạn trẻ mới sinh 1996, 1997 cũng xin hiến thi hài.

Sinh viên xếp thành hai hàng dọc các hành lang, cầu thang, sân trường để đón tiếp thân nhân của người hiến xác tới tham gia lễ tri ân.
Sinh viên đã kết đèn, hoa trang trí căn phòng học thường ngày trở nên trang nghiêm.
Đông đảo thân nhân những người hiến xác đến tham dự lễ tri ân.
Nghi lễ được tổ chức tại đại giảng đường, sau đó làm lễ rước hương đến phòng thực tập giải phẫu.
Các bộ thi hài được phủ bạt trắng, xếp hoa cúc trong lễ tri ân.
Từng sinh viên cúi đầu lạy, bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến những người đã hiến thân cho khoa học.
Từng sinh viên nhẹ nhàng thắp hương cho những người đã khuất.
Rất nhiều thân nhân của người hiến xác bật khóc khi "gặp" lại người nhà của mình.
Lễ Macchabée là lễ hội mang tính nhân bản, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất của phương Tây.GS.TS Lê Văn Cường, Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM cho biết, lễ tri ân những người hiến xác cho khoa học được Trường Đại học Y dược thực hiện từ năm 1990.
Năm 1993 Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM đã nhận được 1 đơn tự nguyện hiến thi hài đầu tiên, cho đến nay số lượng đăng ký là 23.850 người, gồm đủ các thành phần như công an, bộ đội, trí thức, công nhân, cán bộ hưu trí, thương nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, tu sĩ và các thành phần khác trong xã hội. Đến năm 1996, bộ môn nhận được 1 thi hài đầu tiên, đến nay bộ môn đã nhận được tổng cộng 642 thi hài; trong đó đã và đang sử dụng cho dạy học và nghiên cứu khoa học là 503.
Số lượng thi thể được sử dụng hàng năm để giảng dạy và nghiên cứu khoa học là trên 50 thi thể. Riêng năm 2014, việc nghiên cứu, phân tích trên các thi thể đã phục vụ cho trên 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 12 đề tài luận án tiến sĩ, 4 đề tài luận văn thạc sĩ, 4 đề tài luận văn bác sĩ nội trú.
Tuy nhiên cũng có những khó khăn như: nhiều trường hợp muốn đăng ký hiến thân cho khoa học nhưng ở rất xa TP HCM như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên,…. Vì ở xa, thời gian tiếp nhận thi thể quá dài, không đảm bảo kỹ thuật bảo quản tốt thi thể nên không thể tiếp nhận. Ngoài ra, có một số trường hợp người hiến thân cho khoa học làm đơn tự nguyện đăng ký nhưng đến khi qua đời người thân trong gia đình lại không đồng tình.
Những thi thể hiến cho khoa học được tập thể sinh viên, thầy thuốc, cán bộ giảng dạy kính trọng yêu mến như một báu vật vô giá vì đã dạy cho biết bao sinh viên nắm vững giải phẫu để trở thành thầy thuốc có kiến thức, vững tay nghề, giúp cho các thầy thuốc thực hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị để phục vụ cho y khoa. Vì vậy chúng tôi luôn tôn vinh những thi hài hiến thân cho khoa học như những người "Thầy im lặng'", GS.TS Lê Văn Cường, Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM chia sẻ.

Ghi chép tại phòng nhận hiến thi hài

Nhiều cụ 80, 90 tuổi bị con cái hắt hủi hoặc không muốn làm khổ con,1 mình bắt xe từ các tỉnh xa xôi đến đăng ký. Hoặc có những bạn trẻ mới sinh 1996, 1997 cũng xin hiến thi hài.

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&id=533504

Theo Ngô Đồng/Công an TP HCM

Bạn có thể quan tâm