Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siêu thị bối rối trong ngày đầu TP.HCM siết chặt giãn cách

Đến tối ngày 22/8, nhiều siêu thị cho biết vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể về phương thức hoạt động cũng như cách thức phân phối hàng hóa cho người dân từ ngày 23/8.

Ngày 22/8, trao đổi với Zing, nhiều siêu thị trên địa bàn TP.HCM cho biết đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể có kế hoạch cụ thể về phương án cung ứng hàng hóa cho người dân từ ngày 23/8.

Ông Lê Hữu Tình, đại diện Emart cho biết về cơ bản sắp tới siêu thị dự kiến đóng cửa và yêu cầu một số lượng nhân viên ở lại siêu thị theo phương án '3 tại chỗ' để phục vụ các đơn hàng theo yêu cầu của người dân thông qua lực lượng chức năng.

Vẫn đang chờ

Ông Tình cho biết trước mắt, ngày 23/8, siêu thị đóng cửa không nhận khách và chỉ nhập khoảng 20% số lượng hàng hóa so với ngày thường. Hiện có khoảng 30 nhân viên đang thực hiện “3 tại chỗ” tại siêu thị để sẵn sàng cung ứng thực phẩm cho người dân theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Tương tự, đại diện Aeon Việt Nam cũng cho biết vẫn đang tiếp tục làm việc với Sở Công Thương TP.HCM, đồng thời phối hợp với UBND quận Tân Phú và Bình Tân để hoàn tất các công tác chuẩn bị cho hoạt động của các siêu thị từ ngày 23/8.

sieu thi boi roi cung ung hang hoa anh 1

Các bước chuẩn bị cung ứng hàng hóa cho người dân sau ngày 23/8 vẫn đang chờ hướng dẫn rõ hơn từ cơ quan chức năng. Ảnh: Chí Hùng.

Siêu thị Aeon khu vực TP.HCM cũng sẽ tạm ngừng các kênh bán hàng trực tuyến kể từ ngày 23/8 cho đến khi có thông báo mới. Riêng tại siêu thị Aeon Tân Phú, hiện siêu thị đang làm việc với đại diện 2 phường Sơn Kỳ và Tân Quý của quận Tân Phú để chuẩn bị hàng hóa theo các đơn đặt hàng của từng tổ dân phố/ phường theo tần suất và khu vực quy định.

"Danh sách các combo hàng hóa dựa trên nhu cầu cơ bản của người dân, đảm bảo đầy đủ thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ dùng sát khuẩn,… sử dụng trong 2 tuần", đại diện này cho hay.

Cơ bản ngày 23/8, các siêu thị Aeon vẫn nhập số lượng hàng bình thường để dự trữ phục vụ người dân trong những ngày sắp tới.

Vinmart, Vinmart+, MM Mega Market... cũng cho biết vẫn chưa có kể hoạch cung ứng hàng hóa cho ngày 23/8 và đang chờ chỉ đạo từ phía cơ quan chức năng để kịp thời triển khai kế hoạch chi tiết.

"Siêu thị cũng đang rối. Hướng dẫn cần phải có sớm để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các phương án", đại diện một đơn vị bán lẻ cho hay.

Đại diện Sở Công Thương TP.HCM thì cho biết đơn vị vẫn đang xây dựng giải pháp phân phối hàng hóa cho người dân và phối hợp với Tổ công tác của Bộ Công Thương điều phối đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa.

Trước mắt, Sở sẽ phối hợp với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện rà soát, đánh giá tình hình cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân; thống kê cụ thể, cập nhật lại hệ thống các điểm bán của siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn.

Yêu cầu ưu tiên bán hàng trực tuyến

Trong khi đó, đại diện Satra cho hay ngày 23/8, 120 cửa hàng SatraFoods trên địa bàn TP.HCM vẫn mở cửa nhập hàng và hoạt động đón khách bình thường từ 7h đến 16h. Nhân viên cửa hàng vẫn đang thực hiện '3 tại chỗ' ở lại cửa hàng phục vụ.

"Tại siêu thị Satra Phạm Hùng (huyện Bình Chánh) được chỉ định bán hàng theo combo cho 4 xã. Theo đó, các xã để tiến hành đặt hàng theo số lượng combo và đến nhận tại siêu thị để giao tới người dân", đại diện Satra cho hay.

Ngày mai phía siêu thị vẫn chưa nhận được đơn hàng cụ thể, trước mắt phường, xã sẽ nhận phiếu, đặt hàng từ người dân rồi siêu thị mới chuẩn bị. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa biết cách thực hiện cụ thể ra sao. Đặc biệt là cách đặt hàng ra sao, phối hợp giao hàng như thế nào", đại diện này nói.

Từ 23/8, việc cung cứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức "đi chợ hộ" do tổ hậu cần địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện, công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương cùng tham gia thực hiện với tần suất 1 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến từng hộ dân (có trả tiền).

sieu thi boi roi cung ung hang hoa anh 2

Việc cung cứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức "đi chợ hộ". Ảnh: Đức Anh.

Hàng hóa sẽ được cung cấp qua các mạng lưới 106 siêu thị, 2.896 cửa hàng tiện lợi, 27 chợ truyền thống đang hoạt động, các điểm bán hàng lưu động, các cơ sở sản xuất chế biến lương thực thực phẩm.

UBND TP yêu cầu các hệ thông phân phối như Saigon Co.op, Satra, Big C, Lotte, Vinmart, Bách Hóa Xanh... ưu tiên các giải pháp bán hàng trực tuyến, bán hàng đăng ký trước và bán hàng theo combo, có phương án bổ sung nguồn hàng đầy đủ, kịp thời và không xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn nguồn cung hàng hóa.

Đồng thời chủ động phối hợp từng tổ hậu cần phường, xã, thị trấn nắm bắt thông tin, chủng loại giỏ hàng, chủng hàng của từng khu vực, điều phối, chuẩn bị giỏ hàng hóa kịp thời cung ứng cho người dân.

Giá thực phẩm tại TP.HCM lại tăng cao

Sau thông tin TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội từ 23/8, nhu cầu mua sắm thực phẩm dự trữ tăng mạnh trở lại. Nhiều điểm bán thực phẩm lợi dụng đẩy giá rau củ, thịt cá.

Sieu thi than lo hinh anh

Siêu thị than lỗ

0

Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, một số siêu thị đã trợ giá nhiều mặt hàng cho người tiêu dùng và âm thầm bù lỗ cho các chi phí phát sinh.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm