Ronaldo và cậu con trai lớn 11 tuổi. Ảnh: Tmz. |
Siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo cấm cậu con trai 11 tuổi của mình sử dụng điện thoại di động và xây dựng cho cậu bé chế độ tập luyện cường độ cao.
“Con trai tôi có tiềm năng. Chúng tôi sẽ xem xét liệu nó có thể trở thành cầu thủ bóng đá vĩ đại. Đôi khi, thằng bé thích uống coca và ăn khoai tây chiên, điều này làm tôi khó chịu. Tôi chỉ muốn con trai mình trở thành người giỏi nhất khi chọn làm bất kỳ điều gì. Tôi luôn nói với thằng bé rằng chăm chỉ là quan trọng nhất”, Ronaldo chia sẻ trên Twitter.
Nhưng liệu điều này có khiến Ronaldo trở thành “bố hổ”, từ có ý nghĩa tương tự “mẹ hổ” do tác giả Amy Chua đặt ra trong cuốn Battle Hymn of the Tiger Mother (2011)?
Tanith Carey, người mẹ, tác giả của 12 cuốn sách về tâm lý học, nuôi dạy con cái và lịch sử xã hội, trong đó có cuốn Taming the Tiger Parent, cho biết: “Nếu trẻ con bị thúc ép vượt quá khả năng vốn có, chúng sẽ không chấp nhận được phương pháp 'thành công bằng bất cứ giá nào'. Từ đó, nó có thể mang đến nhiều tác hại hơn lợi ích nếu trẻ lớn lên mà không bao giờ cảm thấy đủ giỏi”.
Ryan Hong, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Singapore, đã nghiên cứu về những đứa trẻ được cha mẹ thúc đẩy để thành công nhanh trước khi chúng sẵn sàng về mặt nhận thức và trí tuệ.
Ông Hong nhận thấy chúng không chỉ quá khắt khe với bản thân mà còn dễ bị lo lắng và trầm cảm sau này trong cuộc sống. “Khi cha mẹ bắt đầu can thiệp vào cuộc sống của con cái, điều đó báo hiệu cho bọn trẻ những gì chúng làm chưa bao giờ đủ tốt”, ông Hong nói với South China Morning Post.
Ngoài ra, bà Carey cho biết điều khiến “bố hổ” khác với “mẹ hổ” là họ có xu hướng cạnh tranh công khai về thành tích của con mình trong khi người mẹ lại bí mật giúp con tiến bộ.
Bà ấy nói: “Tôi thấy các bà mẹ muốn con họ trông có vẻ thông minh bẩm sinh. Nhưng thực tế, tụi nhỏ phải học tập rất nhiều”. Ngược lại, bà Carey cho hay những ông “bố hổ” có xu hướng vui vẻ hơn khi nói về mục tiêu đặt ra cho con cái của họ.
Cậu bé Benji Solia đang chơi bóng bầu dục. Ảnh: Nathan Solia. |
Nathan Solia, huấn luyện viên thể hình người Hong Kong (Trung Quốc), có 2 người con là Benji (trai, 12 tuổi) và Jade (gái 10 tuổi). Ông cho biết việc tạo áp lực hoặc cảm giác tội lỗi khi bắt bọn trẻ tập thể dục là phản tác dụng.
Huấn luyện viên Solia nói: “Nếu con tôi gắt gỏng hoặc bị đau cổ, tôi nói với chúng rằng đó là do chúng chưa tập thể dục đủ. Hãy cho tụi nhỏ thấy lợi ích của việc tập thể dục và hậu quả của không tập”.
Ông cho biết trẻ em nên tập thể dục mỗi ngày và ông thấy rõ tác hại của lối sống ít vận động.
“Hãy tìm hiểu xem con bạn yêu thích điều gì và khuyến khích chúng theo đuổi đam mê thay vì ép buộc chúng tham gia các môn thể thao. Và bạn hãy cố gắng 'trò chơi hóa' bài tập để làm cho nó thú vị hơn,” ông ấy nói.
Cordula Kotanko, người Hong Kong (Trung Quốc) đang sống ở Singapore, theo dõi mức độ tiếp xúc với thiết bị di động của con gái Isabel.
Con gái 10 tuổi của ông bắt đầu bị mờ mắt và được chẩn đoán mắc chứng tẩy màu huỳnh quang, đôi khi được gọi là chứng mờ dần, có thể gây nhạy cảm với ánh sáng.
“Con bé đã không sử dụng các thiết bị điện tử trong vài tuần, điều này thật khó khăn vì đang trong thời kỳ Covid-19. Tôi chưa bao giờ nghe nói về chứng tẩy màu huỳnh quang nhưng sau khi được chẩn đoán, tôi đã tìm hiểu rất nhiều”, ông Kotanko cho biết.
Đây là điều đáng báo động nhất vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có nhiều tác hại tiềm ẩn bao gồm ức chế khả năng sản xuất melatonin của cơ thể và làm rối loạn giấc ngủ.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.