Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siêu lỗ đen ở trung tâm dải Ngân Hà đang ‘đói’ hơn bao giờ hết

Hố đen khổng lồ ở trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta đang nuốt chửng vật chất với tốc độ lớn chưa từng có.

Các nhà thiên văn theo dõi Sagittarius A*, hố đen khổng lồ ở trung tâm dải Ngân Hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta, vào năm ngoái phát hiện rằng nó có vẻ đang nuốt chửng vật chất trong vũ trụ với tốc độ chưa từng có, theo Guardian.

“Chúng tôi chưa từng thấy điều gì như vậy trong 24 năm nghiên cứu hố đen siêu khối lượng này”, theo Andrea Ghez, giáo sư vật lý và thiên văn tại đại học California - Los Angeles, tác giả của phát hiện nói trên.

“Lỗ đen này từng là lỗ đen yếu, không quá ghê gớm, giống như đang ‘ăn kiêng’. Chúng tôi không biết điều gì khiến nó ăn ‘ngấu nghiến’ như thế này”, giáo sư Ghez cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 13.000 quan sát về hố đen từ 133 đêm do kính viễn vọng thu thập được, kể từ 2003.

lo den dai ngan ha anh 1
Một hình dựng minh họa cho dải Ngân Hà trên bầu trời đài quan sát Las Campanas ở Chile. Ảnh: Reuters.

Vật chất và ánh sáng không thể thoát khỏi lỗ đen, vì vậy bản thân lỗ đen không thể quan sát được. Nhưng có thể quan sát bức xạ phát ra từ khí và bụi bên ngoài “chân trời sự kiện”, tức rìa ngoài cách lỗ đen một khoảng cách nhất định, nơi ánh sáng vẫn có thể thoát khỏi lỗ đen và đi tới Trái Đất.

Ngày 13/5 mới đây, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng vùng “chân trời sự kiện” sáng hơn gấp đôi so với lần quan sát sáng nhất trước đây. Họ cũng kết luận độ sáng xung quanh hố đen trong năm nay lên mức chưa từng có trong suốt 24 năm.

“Câu hỏi lớn là liệu lỗ đen có bước sang giai đoạn mới hay không... liệu lượng khí bị lỗ đen nuốt chửng đã tăng qua thời gian, hay chúng ta chỉ tình cờ chứng kiến một đợt bỗng nhiên có nhiều vật chất đi vào lỗ đen”, Mark Morris, giáo sư thiên văn tại đại học California - Los Angeles, đồng tác giả nghiên cứu, nói với Guardian.

Một số giả thuyết được đưa ra. Đầu tiên, việc lỗ đen “ăn ngấu nghiến” vật chất có thể do ngôi sao có tên S0-2 bay tới gần, và một lượng khí lớn từ ngôi sao này có thể đã bị lỗ đen hút vào.

Giả thuyết thứ hai là một vật thể kỳ lạ được đặt tên G2, nhiều khả năng là một cặp sao, đã bay tới gần, và hố đen đã hút mất lớp bên ngoài của G2, khiến nhóm nghiên cứu quan sát độ sáng tăng vọt ngoài rìa hố đen.

Cũng có giả thuyết thứ ba là một số thiên thạch khổng lồ bị hố đen nuốt chửng.

Lỗ đen này cách Trái Đất 26.000 năm ánh sáng, và không gây nguy hiểm cho Trái Đất. Nghiên cứu nói trên được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

lo den dai ngan ha anh 2
Ảnh chụp vô tuyến của hố đen vũ trụ tại M87 được các nhà khoa học công bố ngày 10/4. Ảnh: AFP.

Lỗ đen trung tâm thiên hà đang có biểu hiện bất thường

Các nhà thiên văn học quan sát lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân hà trong suốt 20 năm qua. Gần đây, họ phát hiện một thứ chưa từng được biết đến trước đó.

Phát hiện lỗ đen lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời

Một lỗ đen có kích thước gấp 40 tỷ lần Mặt Trời vừa được các nhà thiên văn phát hiện. Nó có thể là kết quả của hiện tượng sáp nhập 2 lỗ đen khác nhau.


Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm