Các nhà thiên văn học vừa khám phá ra vật thể “siêu khổng lồ” đang tồn tại ngoài vũ trụ: Một lỗ đen có kích thước gấp 40 tỷ lần so với Mặt Trời.
Lỗ đen này nằm ở vị trí trung tâm của thiên hà Holmberg 15A, thuộc cụm thiên hà Abell 85, cách Trái Đất khoảng 700 triệu năm ánh sáng. Khối lượng lỗ đen ước tính gấp 310 tỷ lần so với Mặt Trời. Con số này do các nhà thiên văn xác định dựa trên những phép đo gián tiếp.
Nếu đặt tâm lỗ đen này vào vị trí Mặt Trời, kích thước của nó có thể mở rộng ra đến Diêm Vương tinh, với tổng chiều dài khoảng 50 AU (Đơn vị Thiên văn, tính bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời).
Bảng mô tả khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh khác. Ảnh: Universetoday. |
Các nhà thiên văn học đã theo dõi sự chuyển động của những ngôi sao xung quanh lỗ đen và đưa ra mức ước lượng nói trên. Quá trình quan sát được thực hiện với thiết bị thám hiểm quang phổ đa đơn vị (MUSE) tại đài thiên văn Paranal (Chile).
Trước đó, một lỗ đen cực đại ở trung tâm TON 618, thiên thể cực xa và cực sáng cách Mặt Trời 10 tỷ năm ánh sáng, được xác định là lớn nhất.
Nhiều khả năng lỗ đen này được hình thành khi 2 Thiên hà Sớm (ETG) hợp nhất. Theo các nhà nghiên cứu, kiểu sáp nhập này rất hiếm, càng làm cho nó trở nên đáng chú ý.
Ảnh minh hoạ sự sáp nhập của 2 lỗ đen. Ảnh: Unversetoday. |
Khi nghiên cứu sâu hơn lỗ đen này, giới thiên văn hy vọng có thể phân tích thêm thông tin về lịch sử hợp nhất của các siêu thiên hà.
Kích thước tìm thấy của lỗ đen vẫn đang mở rộng. Một số nhà vật lý thiên văn cho rằng chúng vẫn có giới hạn nhất định, vào khoảng 50 tỷ lần so với Mặt Trời.
Để thực sự hiểu về những “quái vật khổng lồ” này, con người cần tìm nguồn gốc của chúng. Đài quan sát LIGO đã phát hiện 10 vụ sáp nhập lỗ đen vào năm 2018.