Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ có thể tự chìm dù không xung trận

Văn phòng Kiểm toán Mỹ cho rằng, sự chậm trễ trong phát triển các hệ thống lõi có thể khiến siêu hàng không mẫu hạm lớp Ford gặp nguy hiểm khi hoạt động.

a
Siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R.Ford (CVN-78) của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo National Interest, Văn phòng Kiểm toán chính phủ (GAO) đã lên tiếng chỉ trích Hải quân Mỹ quản lý kém trong chương trình mua sắm tàu sân bay lớp Gerald R. Ford. Theo cơ quan này, quá muộn để giải quyết vấn đề tăng chi phí và chậm trễ của chương trình này.

Năm 2009, nhà máy Newport News, bang Virginia bắt đầu tiến hành đóng tàu đầu tiên mang tên USS Gerald R. Ford (CVN-78). Theo kế hoạch ban đầu, tàu CVN-78 sẽ được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2016. Tuy nhiên, con tàu có thể không được bàn giao đúng tiến độ với các thiết bị quan trọng trong khi chi phí đã vượt quá hai tỷ USD so với dự toán.

Ông Paul Francis, giám đốc quản lý mua sắm và nguồn cung ứng của GAO nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 1/10 rằng, chi phí thực tế không đúng theo kế hoạch ngân sách ban đầu. Hệ quả là tàu có thể không đạt năng lực so với dự kiến.

Trong năm 2007, hai năm trước khi nhà máy Newport đặt ky cho tàu CVN-78, Francis từng cảnh báo về hậu quả nếu đóng tàu theo kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, nhà sản xuất vẫn hoàn thành được 92% con tàu. Vì vậy, những gì Lầu Năm Góc có thể làm là không để tình trạng này lặp lại với các tàu tiếp theo.

Bản báo cáo đầu tiên về dự án này 8 năm trước, GAO đã đề cập tới những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình chế tạo. GAO nhấn mạnh 7 kỳ vọng không thực tế của Hải quân Mỹ về dự án tàu sân bay Ford.

Chưa đánh có thể đã tự chìm
a
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) tiến hành thử nghiệm va chạm trước khi được đưa vào hoạt động. Ảnh: Defencenews

Hơn một thập kỷ trước, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch thay thế tàu sân bay lớp Nimitz được đưa vào sử dụng từ năm 1975. Các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz vẫn được nâng cấp trong suốt thời gian hoạt động, nhưng các gói nâng cấp đã đạt đến giới hạn thiết kế cơ sở. Do đó, Hải quân Mỹ phát triển tàu sân bay lớp Ford với thiết kế mới cho phép cập nhật các công nghệ mới và dễ dàng nâng cấp trong tương lai.

Siêu hàng không mẫu hạm lớp Ford được trang bị lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, boong tàu lớn hơn cùng máy phóng điện từ thay thế cho máy phóng hơi nước. Ngoài ra, người ta còn trang bị cho tàu hệ thống máy tính, radar, hệ thống hỗ trợ hạ cánh mới.

Tuy nhiên, những công nghệ áp dụng cho tàu Ford chưa được kiểm chứng. Ví dụ công nghệ máy phóng điện từ cần thêm nhiều thời gian để thử nghiệm và hiệu chỉnh trước khi sử dụng. Hiện nay, Hải quân Mỹ thử nghiệm máy phóng điện từ ở trên đất liền, điều đó có nghĩa là cần thêm khá nhiều thời gian trước khi được trang bị chính thức.

Bên cạnh đó, các kỹ sư vẫn chưa thế phát triển được hệ thống radar mà Hải quân Mỹ kỳ vọng trang bị cho tàu Ford. Ngoài ra, các nhà thiết kế chưa từng thử nghiệm những thiết bị mà họ chế tạo bên ngoài phạm vi phòng thí nghiệm.

Ngoài vấn đề chậm trễ trong việc phát triển các hệ thống lõi, một yêu cầu tối quan trọng khác đối với tất cả các tàu chiến mới sản xuất là thử nghiệm va chạm. Hải quân Mỹ thường sử dụng thuốc nổ gần các tàu chiến để thử nghiệm khả năng chịu rung lắc. Thử nghiệm này đảm bảo tàu đã sẵn sàng trong các tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã không thử nghiệm theo kế hoạch đề ra vào ngày 18/6/2012.

Với những vấn đề trên, GAO nhận định, Hải quân Mỹ có thể không đạt được mục tiêu đưa vào hoạt động con tàu có khả năng đầy đủ trong vòng chưa đầy 5 năm, tính từ bây giờ. “Nếu Hải quân Mỹ vẫn cương quyết giữ đúng thời gian triển khai tàu trong năm 2020. Lịch trình thử nghiệm bị rút ngắn như vậy sẽ dẫn tới khả năng tàu được triển khai trong khi các hệ thống chưa hoàn thiện đầy đủ”, ông Francis nói.

Trong khi đó, nhà phân tích quốc phòng Joseph Trevithick thuộc Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson, Mỹ nhận định, việc đưa tàu sân bay Ford vào hoạt động một cách gượng ép có thể khiến tàu gặp nguy hiểm ngay trong hoạt động bình thường chưa nói đến tình huống chiến đấu.

Thử nghiệm siêu tàu sân bay đắt giá nhất hành tinh

USS Gerald R. Ford (CVN-78), siêu hàng không mẫu hạm trị giá gần 14 tỷ USD của hải quân Mỹ đang được thử nghiệm nhằm nhanh chóng bổ sung chỗ trống do tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65) để lại sau khi rời quân ngũ.

Những tàu sân bay uy lực nhất của Hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ đã và đang giữ vị trí số 1 thế giới nhờ lực lượng hùng hậu, trong đó có đội ngũ tàu sân bay tối tân và đông đảo nhất thế giới.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm