Mâu thuẫn giữa 2 gã khổng lồ thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc lại tiếp tục bùng lên khi Shein đệ đơn kiện Temu. Lần này, Shein cáo buộc đối thủ làm hàng giả, đánh cắp bí mật thương mại và lừa khách hàng bằng “mô hình kinh doanh bất hợp pháp”.
Trong đơn khiếu nại nộp lên tòa án liên bang ở Washington, gã khổng lồ thời trang nhanh Shein tố Temu - thuộc sở hữu tập đoàn TMĐT Trung Quốc PDD Holdings - đã "khuyến khích người bán vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bán hàng giả hoặc hàng kém tiêu chuẩn" nhằm "giảm thiểu tổn thất do trợ cấp”.
Shein viết trong hồ sơ tòa án: “Temu đã sử dụng mô hình kinh doanh bất hợp pháp để xây dựng một cỗ máy làm hàng giả và vi phạm bản quyền quy mô lớn ở Mỹ. Bộ máy này phải bị tiêu diệt”.
Shein cũng cáo buộc có ít nhất một nhân viên của Temu đã đánh cắp bí mật thương mại liên quan đến các mặt hàng bán chạy nhất của Shein. Những bí mật này được dùng để người bán sao chép những sản phẩm đó và bán chúng trên Temu.
Temu đã phản bác lời buộc tội của Shein. Phát ngôn viên của Temu nói với Nikkei Asia: “Họ trơ tráo đến khó tin. Trong khi đang ngập trong hàng núi vụ kiện vi phạm bản quyền của chính mình, Shein lại có đủ can đảm để bịa đặt những cáo buộc chống lại người khác, về chính những hành vi sai trái mà họ đã nhiều lần bị tố cáo”.
Trước đó, Shein đã bị Uniqlo, H&M và Levi Strauss kiện vì những cáo buộc tương tự.
Nói với Nikkei Asia, đại diện Shein khẳng định có bằng chứng chứng minh Temu đang tiếp tay cho các hành vi vi phạm, lừa dối người tiêu dùng, đối tác cung ứng và công chúng.
Động thái mới nhất của Shein được đưa ra giữa lúc cả 2 gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang phải đối mặt với vô số rào cản pháp lý ở các thị trường nước ngoài.
Ở Mỹ và EU, 2 nền tảng này đang bị giám sát vì nghi ngờ dùng lao động cưỡng bức, vi phạm an toàn sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, trốn thuế và vi phạm quyền riêng tư. Trong khi đó, đầu tháng 8, chính quyền Hàn Quốc cho biết đã tìm thấy chất độc hại trong các sản phẩm của Shein và Temu.
Được thành lập tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc bởi doanh nhân Xu Yangtian vào năm 2008, Shein đã phát triển thành một tập đoàn khổng lồ toàn cầu nhờ bán quần áo giá rẻ, nhưng hợp xu hướng khách hàng Gen Z trên toàn thế giới. Công ty hiện nắm giữ thị phần lớn nhất trong thị trường thời trang nhanh ở Mỹ.
Hầu hết quần áo của Shein đều được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng công ty không bán bất kỳ sản phẩm nào ở đây. Hãng chuyển trụ sở chính đến Singapore vào năm 2021, đồng thời Xu đã đổi quốc tịch sang Singapore.
Trước đó, trang công nghệ Information đưa tin tổng doanh thu Shein năm 2023 đạt 32,2 tỷ USD với mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 40%. PDD Holdings có mức tăng trưởng nhanh hơn nhiều - 84%, với doanh thu hàng năm là 35 tỷ USD.
PDD Holdings ra mắt nền tảng Temu tại Mỹ vào tháng 9/2022, chính là thời điểm nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải hứng chịu tình trạng lạm phát gia tăng.
Sau một chiến dịch marketing rầm rộ, ứng dụng bán hàng giá rẻ này đã sớm leo lên vị trí dẫn đầu các kho ứng dụng App Store, Play Store tính theo lượt tải xuống. Temu hiện vận chuyển hàng hóa đến hơn 70 quốc gia, trong khi Shein bán hàng cho khách ở gần 150 nước.
Từ cuối năm ngoái, Shein và Temu đã nhiều lần đưa nhau ra tòa. 2 ông lớn liên tục cáo buộc nhau có hành vi trái pháp luật. Temu đã kiện Shein vào tháng 12/2023 vì vi phạm bản quyền và cáo buộc đối thủ “đe dọa kiểu mafia" với các nhà cung ứng để họ chỉ bán sản phẩm trên nền tảng của mình.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.
Công ty Trung Quốc cho nhân viên nghỉ một ngày để chơi game 'bom tấn'
Đây là cách công ty này ủng hộ Black Myth: Wukong, game AAA đầu tiên của Trung Quốc. Một số công ty thậm chí còn trợ cấp cho nhân viên mua game.
Đằng sau đồ họa ấn tượng của tựa game 'nóng' nhất hiện nay
Black Myth: Wukong, game AAA đầu tiên của Trung Quốc đang gây tiếng vang lớn trên toàn cầu là kết quả của quá trình sản xuất kéo dài hơn 6 năm.
Mẫu iPhone lần đầu lắp ráp tại Ấn Độ
Nỗ lực bớt phụ thuộc vào Trung Quốc của Apple có thể đạt cột mốc mới khi dòng iPhone 16 Pro lần đầu được lắp ráp tại Ấn Độ.