Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sepp Blatter: 'Nước Anh là kẻ thất bại thảm hại'

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tiếp tục tiết lộ những bí ẩn đằng sau vụ scandal gây chấn động bóng đá thế giới, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Nga TASS.

Khi nào ngài nhận thấy FIFA đang thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng?

- Vào khoảng ngày 26 hoặc 27/5. Cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ 6 quan chức của FIFA. Mọi người bắt đầu đổ lỗi: “Blatter kia kìa. Ông ta là người chịu trách nhiệm”. Nói ra thì thật buồn cười. Làm sao tôi và FIFA có thể chịu trách nhiệm trước cáo buộc về hoạt động của người khác. Đó là các hoạt động của riêng các liên đoàn châu lục, không hề đại diện cho FIFA. Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mĩ và Caribbean làm việc với Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ về công tác tổ chức Copa America. Họ trao đổi một khoản tiền bằng cách chứng khoán hóa bản quyền truyền hình và rồi bắt đầu phân chia số tiền này. Nguồn cơn của sự việc là ở đấy.

- Ông có cảm thấy mình là mục tiêu hàng đầu của cuộc tấn công?

- Trong vòng ba năm trở lại đây, đặc biệt kể từ sau World Cup 2014, UEFA mưu toan lật đổ chiếc ghế của tôi. Họ phát động một cuộc tấn công đạo đức. Nhưng các liên đoàn châu lục khác luôn sát cánh cùng tôi. Vượt qua con sóng dữ này, tôi tái đắc cử chủ tịch FIFA. Nhận thấy chưa đủ lực, họ tấn công bằng nhiều cách khác. Tôi tin rằng đã có một thế lực chính trị nhúng tay vào. Thế lực đó có thậm chí có thể là Liên minh châu Âu (EU). Trong quá khứ, Hội đồng châu Âu từng hai lần ra nghị quyết không cho tôi được bầu vào FIFA. Rồi họ cũng ra nghị quyết buộc tôi rời khỏi vị trí chủ tịch. Đây là sự can thiệp của chính trị vào bóng đá.

Platini tiết lộ lý do nhận 2 triệu franc từ Blatter

Đương kim chủ tịch UEFA, Michel Platini tuyên bố rằng chỉ mình ông mới có thể lấy lại hình ảnh “ngôi nhà bóng đá” của FIFA.

- Nhưng tại sao ông lại là nhân vật trung tâm của cuộc tấn công? Đó là cuộc tấn công nhằm mục đích tiền bạc, tầm ảnh hưởng hay chính trị?

- Ban đầu nó chỉ là cuộc tấn công nhằm mục đích cá nhân. Platini nhắm vào tôi.

- Vậy có nghĩa là Platini không ưa ông và đó là lý do ông ta khởi động chiến dịch?

- Đúng vậy. Ông ta khởi động nó. Cuộc tấn công từ mục đích cá nhân dần nâng cấp thành mục đích chính trị. Mà khi đã đụng đến chính trị thì vấn đề phức tạp hơn nhiều. Các quốc gia thua cuộc trong việc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup bắt đầu làm ầm ĩ lên. Anh đối đầu Qatar. Mỹ gây chiến với Nga. Nhưng họ không thể phá hoại FIFA. FIFA không phải ngân hàng Thụy Sĩ, cũng không phải “công ty thương mại”. UEFA dường như không lường trước được cuộc tấn công nhằm vào tôi lại dẫn đến một cuộc đối đầu chính trị lớn như thế.

Bạn đến từ hãng TASS của Nga nên chắc hẳn bạn hiểu mâu thuẫn giữa nước bạn với Mỹ là gì, đúng không nào? FIFA World Cup hay chủ tịch FIFA rút cục cũng chỉ là một quả bóng trong trận đấu tranh giành quyền lực chính trị.

- Tại sao Platini không ưa ông?

- Bạn phải đến hỏi trực tiếp ông ấy và rồi chúng ta sẽ nhận được câu trả lời. Ông ta luôn thèm khát ghế chủ tịch FIFA nhưng lại thiếu can đảm để đứng ra tranh đua. Tôi làm tốt công việc ở FIFA. Kể từ khi tôi nắm ghế chủ tịch, FIFA đã trở thành một "công ty thương mại". Điều này dường như đã kích động lòng đố kỵ và ghen tuông.

- Điều trớ trêu là cả ông và Platini đều bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá trong ba tháng.

- Án phạt hoàn toàn vô nghĩa với tôi. Nó thiếu công bằng. Những người đưa ra phán quyết thậm chí còn không đủ can đảm để nghe tôi, Platini và Tổng thư ký FIFA giải trình. Theo quyền cơ bản của con người, trước khi bị loại trừ khỏi một tổ chức hoặc bị đình chỉ hoạt động, bạn có quyền được giải trình. Họ tiến hành một cuộc điều tra vội vã rồi ba ngày sau bị đình chỉ.

- Theo ông, vì sao họ lại vội vã như thế?

- Tôi nghĩ do áp lực từ truyền thông. Áp lực để lật ghế của tôi. Thật không may cho họ, tôi và Platini lại ngồi chung một thuyền. Ủy ban Đạo đức muốn tuyên bố với thế giới là :”Chúng tôi không phục vụ chủ tịch. Chúng tôi hoàn toàn độc lập với Blatter”. Cái này sai. Họ có thể độc lập và không cần chống lại chủ tịch.

- Ông có thể kể cho chúng tôi nghe về thỏa thuận giữa ông với Platini được không?

- Sau khi World Cup 1998 kết thúc, ông ta đến gặp tôi và nói: “Tôi muốn làm cộng sự của ông”. Ồ điều đó thật tuyệt vời, đáng hoan nghênh, tôi sẽ có một cánh tay đắc lực. Platini bảo rằng sẽ phải chi một khoản kha khá để thuê ông ta. Cỡ 1 triệu mỗi năm. Số tiền đó quá lớn, nằm ngoài khả năng chi trả của tôi. Platini đồng ý nhận lương dần dần. Năm 2002, Platini được bầu vào Ban chấp hành FIFA và UEFA và từ đó ngừng cộng tác với tôi.

Năm 2010, sau một thời gian rất dài không thấy đả động gì, Platini tiếp cận giám đốc tài chính của FIFA và nói: “FIFA còn nợ tôi 2 triệu franc Thụy Sĩ đấy”. Sau khi xem xét thì chúng tôi đã chuyển tiền cho Platini. Bài học kinh nghiệm rút ra là nếu nợ tiền ai đó, hãy trả sớm cho người ta. Chuyện chỉ có thế thôi, đấy là hợp đồng giữa chúng tôi, không hề có gì mờ ám như người ta thêu dệt.

- Hiện tại truyền thông phương Tây, đặc biệt là ở Anh, đang kêu gọi tước quyền đăng cai World Cup của nước Nga, ông nghĩ sao?

Đúng là kẻ thất bại thảm hại! Nước Anh chỉ nhận được 1 phiếu và bị loại từ vòng đầu tiên của cuộc bỏ phiếu đăng cai World Cup. Không ai muốn ngày hội bóng đá tổ chức ở nước Anh.

Lộ diện 8 ứng viên tranh cử Chủ tịch FIFA

Dù đang bị đình chỉ công tác 90 ngày, Chủ tịch UEFA Michel Platini khẳng định không rút lui khỏi cuộc tranh cử Chủ tịch FIFA diễn ra đầu năm tới.

Anh Dũng

Bạn có thể quan tâm