Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sếp Tân Hiệp Phát nói gì về ngành giải khát?

Theo Giám đốc Kiểm toán - Quản lý rủi ro Davies Peter Gilbert, tạo ra thức uống tốt cho sức khỏe và minh bạch thông tin mức cao nhất giúp doanh nghiệp khắc chế nguy cơ khủng hoảng.

- Suy nghĩ của ông về ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam hiện nay?

 - Trong nền kinh tế, khi bộ phận tiêu dùng lớn thì sự tăng trưởng sẽ xuất hiện sớm, đặc biệt mạnh mẽ hơn ở mảng thực phẩm - đồ uống. Tôi đã thấy điều này tại Anh 40 năm trước, xu hướng phát triển tương đồng cũng xảy ra ở khu vực Trung Âu từ giữa thập niên 1990 trở về sau.

Việt Nam cũng đang đi trên con đường phát triển tương tự theo hướng khả quan. Đánh giá chung, đây là một ngành công nghiệp thú vị, hấp dẫn với người trẻ.

- Tám năm làm việc tại Việt Nam ông đã chứng kiến những thay đổi lớn nào trong ngành thực phẩm và đồ uống?

- Suốt quãng thời gian qua, có 2 sự thay đổi hoặc xu hướng tôi cho là nổi bật nhất. Vào năm 2008, nhà sản xuất là ông hoàng. Nếu bạn có sản phẩm, thị trường mua ngay vì khi đó cầu lớn hơn cung rất nhiều. Đến nay điều này không đúng nữa dù thị trường rộng lớn hơn. Các nhà sản xuất phải bỏ nhiều công sức cho hoạt động marketing lẫn bán hàng, nhằm nắm bắt được người dùng muốn gì, ở đâu và khi nào.

Sự thay đổi lớn thứ 2 là về sản phẩm. Người dùng có nhiều lựa chọn hơn, vì vậy mỗi thương hiệu phải tạo được sự khác biệt. Đến thời điểm này chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Sep Tan Hiep Phat noi ve nganh giai khat anh 1
Tân Hiệp Phát sở hữu công nghệ Aseptic với quy trình khép kín, tự động loại bỏ sản phẩm lỗi.

 

- Được đánh giá là một ngành nhạy cảm, theo ông đâu là những nguy cơ khủng hoảng mà doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống thường gặp phải?

- Có 2 loại khủng hoảng mà tất cả các công ty thực phẩm và đồ uống lớn trên thế giới đều từng trải qua. Một là chất lượng sản phẩm thực sự thất bại, hai là sự cố tạo nên bởi các yếu tố thực tế.

Ở trường hợp đầu tiên, việc kinh doanh sẽ trở nên phức tạp hơn khi có nhiều vấn đề phải kiểm soát, khiến thời gian quản lý bị thu ngắn lại. Các vấn đề gặp phải có thể là nhà cung cấp nguyên liệu thay đổi, hay doanh nghiệp không theo được sự thay đổi về luật pháp tại những nước xuất khẩu. Trong trường hợp này, công ty phải đi trước một bước, tập trung vào những thứ tiềm ẩn rủi ro cao để sớm kiểm soát nguy cơ khủng hoảng.

Loại rủi ro thứ 2 xuất hiện ngày càng nhiều trong 5 năm trở lại đây. Đó là sự phát triển của mạng xã hội trong vai trò là một kênh giao tiếp và tác động đến nhận thức của người tiêu dùng. Nếu cảm thấy không hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó, họ sẵn sàng quay lưng nhanh chóng.
Dù vậy, không loại trừ việc một số ít người tiêu dùng lợi dụng mối đe dọa từ phản ứng của cộng đồng để trục lợi, góp phần kích thích các gian lận khác gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

- Để phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất, doanh nghiệp nên làm gì?

- Đầu tiên mỗi nhà sản xuất phải luôn đặt cam kết về sự an toàn cho cộng đồng lên hàng đầu, xem tính mạng của khách hàng cũng như của mình - tương tự như sự đảm bảo của ngành hàng không. Một hệ thống được thiết kế chặt chẽ, việc kiểm soát được thực hiện hiệu quả có thể làm giảm rủi ro một cách đáng kể.

Về lâu về dài, doanh nghiệp phải tạo ra một lực lượng lao động nắm vững tinh thần cam kết nói trên, luôn ý thức thức rõ về kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các yếu tố như hệ thống đại lý buôn, bán lẻ cũng rất quan trọng. Tất cả cần sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán hàng và giữ gìn uy tín của nhà sản xuất.

- Xét đến yếu tố nội tại, gần đây Tân Hiệp Phát liên tục bổ sung nhân sự cấp cao là các chuyên gia nước ngoài vào bộ máy quản trị. Ông có thể nói gì về chiến lược này?

- Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, mọi biên giới đều bị xóa nhòa. Các doanh nghiệp chỉ lớn mạnh khi sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, đem lại lợi ích cho người dùng với giá cả cạnh tranh. Điều đó nghĩ là họ phải có khả năng quản trị, chiến lược phát triển cùng công nghệ kỹ thuật tối tân.

Tiêu chí trên đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự kinh nghiệm, bản lĩnh và việc tuyển mộ những nhà quản lý nước ngoài là cách nhanh nhất để thực hiện điều đó. Nhân sự quốc tế sẽ đem lại thay đổi lớn về cách quản trị, đào tạo. Họ cũng giúp nhìn nhận lại cơ hội phát triển trên tầm quốc tế, từ đó tạo ra nền tảng để mỗi doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

- Chiến lược này đã đem lại những thay đổi nào tại Tân Hiệp Phát?

- Tân Hiệp Phát đang hợp tác với các nhà cung cấp đa quốc gia để sớm sở hữu công nghệ Aseptic tối tân, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ đối tác, nhà phân phối trong nước và quốc tế. Nỗ lực đổi mới và tiên phong về công nghệ, phát triển sản phẩm giúp tạo ra thức uống có lợi cho sức khỏe, không chất bảo quản, màu nhân tạo theo đúng tiêu chí quốc tế. Đó cũng là cơ sở để các sản phẩm của chúng tôi không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà còn đang xuất khẩu sang 16 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Canada, Úc, Hà Lan, Úc, Singapore,…

Công ty cũng nỗ lực minh bạch thông tin bằng các hoạt động mời khách hàng tham quan nhà máy, kiểm chứng chất lượng sản phẩm; đưa dây chuyền, quy trình sản xuất lên website. Mới đây, chúng tôi đạt giải Thương hiệu quốc gia lần thứ 4, minh chứng cho sự tạo dựng niềm tin nơi người dùng - kết quả của chiến lược trên.

Giang Hoàng Nhơn

Bạn có thể quan tâm