Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sếp Huawei: 'Apple là người thầy của tôi'

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei đã hết lời khen ngợi Apple và cho rằng táo khuyết giống như “giáo viên của mình”.

Ngày 27/5, ông Nhậm Chính Phi trả lời với Bloomberg trong tâm thế đầy thử thách khi công ty đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Ông thừa nhận, lệnh cấm của Mỹ ảnh hưởng đến vị trí số hai của hãng trên thị trường smartphone toàn cầu. Tuy nhiên, công ty sẽ tăng cường việc sản xuất chip của riêng mình, đưa ra giải pháp để khắc phục việc ngưng hợp tác với một số công ty lớn và phát triển công nghệ 5G.

Ngoài ra, khi Bloomberg đặt câu hỏi về việc liệu Trung Quốc sẽ ban hành các lệnh cấm Apple như một màn trả đũa Mỹ. Ông Nhậm Chính Phi đã khẳng định điều đó sẽ không xảy ra.

CEO Huawei nguong mo Apple Apple anh 1
Ông Nhậm Chính Phi bày tỏ sự ngưỡng mộ với Apple. Ảnh: Huawei central.

“Trong trường hợp Trung Quốc trừng phạt Apple, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối. Apple như giáo viên và là một người học sinh tôi sẽ không chống lại giáo viên. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó”, nhà sáng lập Huawei nói.

“Apple là công ty hàng đầu thế giới. Nếu không có Apple, sẽ không có mạng di động. Nếu không có Apple, chúng ta sẽ không thấy được vẻ đẹp của thế giới này”, ông Nhậm Chính Phi chia sẻ.

SCMP khẳng định ông Nhậm đang muốn xoa dịu dư luận nhắm vào Apple của người dân Trung Quốc. Cộng đồng mạng nước này đang kêu gọi tẩy chay Apple khi chính quyền Tổng thống Trump đưa Huawei vào danh sách đen.

“iPhone có hệ sinh thái tốt và khi gia đình tôi ở nước ngoài, tôi vẫn mua iPhone cho họ. Bạn không thể tự hạn hẹp suy nghĩ của mình rằng bạn yêu Huawei đồng nghĩa phải yêu smartphone Huawei”, ông Nhậm nói.

CEO Huawei nguong mo Apple Apple anh 2
Google đã rút giấy phép sử dụng hệ điều hành Android với Huawei. Ảnh: Navva.

Đầu tuần trước, Mỹ đã công bố đưa Huawei vào danh sách đen của mình. Theo đó, Google đã nhanh chóng cắt đứt quan hệ với Huawei, rút giấy phép sử dụng hệ điều hành Android của hãng. Huawei sẽ không được tiếp cận các bản cập nhật sớm của Android, không được sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google như tìm kiếm, bản đồ hay Gmail trên smartphone của họ.

Ngay sau đó, một số công ty cung cấp các linh kiện, công nghệ lớn ở Mỹ, châu Âu đã lên tiếng “nghỉ chơi” với Huawei đáng chú ý như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và ARM...

Theo Reuters, ngày 6/3, Huawei đã gửi đơn kiện yêu cầu tòa án liên bang tại Texas xem xét tính hợp hiến của Điều 889 trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) được Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 8/2018, trong đó cấm các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ mua thiết bị và dịch vụ từ Huawei.

Theo nguồn tin riêng của Zing.vn, đơn kiện trên đã được tòa án thành phố Sherman, Texas tiếp nhận ngày 15/4. Bên cạnh đó, ngày 28/5, Huawei sẽ phải đưa ra những bằng chứng chi tiết cho cáo buộc của mình. Một tuần sau đó, chính phủ Mỹ (bị đơn) sẽ đưa ra các bằng chứng, lập luận để bác bỏ đơn kiện.

'Giải phẫu' chiếc Huawei P30 để xem tương quan sức mạnh Mỹ - Trung Những tính năng quan trọng nhất không thể thiếu của Huawei P30 hầu hết đến từ Mỹ. Ngay cả linh kiện Huwei vẫn rất tự hào, thực chất vẫn dựa trên nền tảng của nước khác.

Thực ra, Mỹ không muốn giết chết Huawei

Mỹ có thể bóp nghẹt Huawei bằng những chính sách cấm vận của mình, nhưng đó không phải là mục tiêu mà chính phủ nước này hướng tới.

Ngày mai, Huawei bắt đầu phản công Mỹ

Ngày 28/5, Huawei sẽ đưa ra những bằng chứng đầu tiên để theo đuổi vụ kiện chính phủ Mỹ "bao vây cấm vận" hãng công nghệ Trung Quốc.


Lê Trọng

Bạn có thể quan tâm