Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sẽ có quy định về hàng 'made in Vietnam' sau vụ Khaisilk, Asanzo

Bộ Công Thương đang trình Chính phủ dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết một số mặt hàng chỉ trải qua công đoạn đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam". Ảnh: T.L.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất và nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.

Với hàng hóa sản xuất trong nước (cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu sau đó lưu thông trong nước) chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam". Việc này khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng cơ quan chức năng không có căn cứ để phân xử.

Điển hình như vụ việc xảy ra vào cuối năm 2017, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện trong cửa hàng của hệ thống Khai Silk có việc giả mạo xuất xứ, cụ thể là hàng khăn lụa Trung Quốc thay thành mác "made in Vietnam".

Hay như CTCP Tập đoàn Asanzo nhập khẩu các linh kiện điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp, sau đó đưa ra thị trường Việt Nam với nhãn mác ghi "xuất xứ Việt Nam".

Tình trạng hàng hóa nước ngoài chỉ trải qua công đoạn gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam nhưng cũng dán nhãn "made in Vietnam" rồi xuất khẩu đi nước thứ ba tiềm ẩn nguy cơ về gian lận xuất xứ.

Bộ Công Thương cho biết dù nhãn "made in Vietnam" không có giá trị thay thế cho chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhưng việc ghi nhãn như vậy có thể gây hiểu nhầm hoặc nhận biết sai về hàng hóa của Việt Nam, dẫn đến việc nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế hàng hóa của Việt Nam.

Do đó, Bộ cho rằng cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Nghị định mới sẽ quy định hàng hóa được coi là hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" khi đáp ứng một trong các tiêu chí như hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam; hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; hoặc hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Nghị định quy định công đoạn gia công, chế biến đơn giản sẽ không được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Đồng thời, quy định các tiêu chí cụ thể trong trường hợp hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cơ bản cuối cùng tại Việt Nam như chuyển đổi mã số hàng hóa, tỷ lệ phần trăm giá trị hay công đoạn gia công cụ thể.

Đáng chú ý, Nghị định sẽ quy định trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong việc xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Hiện, Bộ Công Thương đặt ra lộ trình là sẽ trình Thủ tướng quyết định thông qua Đề nghị xây dựng Nghị định vào tháng 11 tới. Quá trình tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành dự kiến diễn ra từ tháng 12 năm nay đến tháng 10/2025.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Quỹ Hà Lan rót 25 triệu USD cho 'vua tiêu' Việt Nam

Phúc Sinh dự định dùng khoản tài trợ vốn dài hạn này để đầu tư nhà máy ở Đắk Nông và tái đầu tư máy móc trang thiết bị, cũng như triển khai dự án cà phê hòa tan sấy lạnh.

Việt Nam có nửa triệu quán cà phê

Theo thống kê của Mibrand, Việt Nam hiện có hơn 500.000 quán cà phê, từ những cửa hiệu nhỏ lẻ tại các ngõ phố đến các chuỗi cà phê hiện đại với doanh thu 1,46 tỷ USD.

Giá xăng tăng trở lại sau 5 lần giảm

Từ 15h ngày 15/8, giá xăng E5 RON 92 tăng lên 20.880 đồng/lít và xăng RON 95 tăng lên 21.850 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 17 lần tăng và 16 lần giảm.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm