Trên lý thuyết, sau lần đấu giá này sẽ chỉ có 3 nhà mạng được cấp phép băng tần này để sử dụng cho 4G và 5G. |
Ngày 19/4 các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá tần số 2300-2400 MHz đã hoàn tất và nộp hồ sơ tham gia đấu giá băng tần 4G và 5G lên Cục Viễn thông (BộTT&TT). Theo đại diện Cục Tần số, đối với các khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz), A2 (2330 – 2360 Mhz), A3 (2360 – 2390 Mhz) có giá khởi điểm 5.798 tỷ đồng và thời hạn sử dụng là 15 năm.
Trên lý thuyết, sau lần đấu giá này sẽ chỉ có 3 nhà mạng được cấp phép băng tần này để sử dụng cho 4G và 5G. Hiện Việt Nam đang có 5 mạng di động với hạ tầng đang hoạt động là Viettel, VNPT, MobiFone, Gtel, Vietnamobile. Như vậy, sẽ có 2 nhà mạng không nhận được giấy phép 4G và 5G. Trong cuộc chạy đua này, 3 mạng di động lớn vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, kết quả doanh nghiệp nào thắng trong đấu giá vẫn là ẩn số và chờ Bộ TT&TT công bố chính thức.
Lần tham gia đấu giá tần số này không chỉ có các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ di động, mà có thể có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nếu có đủ điều kiện. Như vậy, rất có thể thị trường di động sẽ xuất hiện thêm người chơi mới tham gia, sử dụng công nghệ 4G và 5G. Tuy nhiên, với thực tế của lĩnh vực di động hiện nay rất khó có thể có thêm người chơi mới trên thị trường này.
Đây không phải là vấn đề riêng của viễn thông đi dộng Việt Nam mà đây là vấn đề mà các nhà mạng toàn cầu đang phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi đặt ra là nhà mạng sẽ làm gì khi mà "miếng bánh" dịch vụ truyền thống như thoại và SMS suy giảm mạnh. Trong khi đó, các dịch vụ mới lại chưa thể bù đắp khoảng trống sụt giảm của các dịch vụ truyền thống.
Trong chiến lược hạ tầng số, Việt Nam đặt mục tiêu xếp hạng top 30 thế giới trước năm 2025. Như vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ có hạ tầng số hiện đại để phát triển kinh tế số. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt mục tiêu 100% người dân dùng điện thoại thông minh vào năm 2023. Bộ TT&TT xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới và chủ động trong việc triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
Bình luận về triển khai 5G tại Việt Nam, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho rằng, 5G đóng vai trò nền tảng của hạ tầng số trong nền kinh tế số, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới trong rất nhiều ngành kinh tế quan trọng như giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp, y tế,… Với nền kinh tế trước đây, chúng ta phải xây dựng đường sá, cầu cống, sân bay, cảng biển, tòa nhà,… Nhưng với nền kinh tế số thì hạ tầng số và 5G sẽ là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế số, cũng như phát triển kinh tế một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, 5G là hạ tầng để phát triển thành phố và đô thị thông minh, là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số để hỗ trợ con người, hỗ trợ ứng dụng các công nghệ mới như robot trong rất nhiều ngành khác nhau. Khi ứng dụng 5G, công nghệ 4.0 sẽ trở thành tiền đề rất quan trọng nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thông minh, đồng thời thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
"Theo dự báo của Ericsson thì đến năm 2025 có khoảng 2/3 các doanh nghiệp đa quốc gia thành lập trung tâm sản xuất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Nếu Việt Nam chuẩn bị sẵn hạ tầng số dựa trên công nghệ 5G thì đó sẽ là điều kiện tốt để thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam có đầy đủ hiệp định thương mại tự do với các nước, là lợi thế rất quan trọng. Tôi nhận thấy, Chính phủ Việt Nam cũng có những sáng kiến và cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai 5G, với việc cho phép 3 nhà mạng lớn nhất thử nghiệm thương mại 5G", ông Denis Brunetti nói.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.