Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau Italy, Tây Ban Nha sẽ sớm công bố phong tỏa toàn quốc

Chính phủ Tây Ban Nha sẽ yêu cầu toàn bộ người dân ở nhà trừ khi cần ra ngoài vì những việc gấp như mua thuốc, lương thực hay đi cấp cứu.

Reuters tiếp cận được bản thảo nghị quyết tình trạng khẩn cấp, dự kiến được chính phủ thông qua trong cuộc họp ngày 14/3. Thông tin này trước đó cũng được báo chí nước này đưa.

Đây là biện pháp quyết liệt tương tự như nước láng giềng Italy, nước đã tiến hành phong tỏa từ hôm 9/3.

virus corona Tay Ban Nha anh 1

Một người đeo khẩu trang đi ở đại lộ Gran Via hầu như vắng tanh ở trung tâm Madrid hôm 14/3. Ảnh: Reuters.

Tây Ban Nha trong ngày thông báo có thêm 1.500 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 5.753 ca.

Nước này đang nhanh chóng trở thành tâm điểm dịch mới ở châu Âu với số ca nhiễm cao thứ 2 ở châu lục, chỉ sau Italy, nước đã có gần 18.000 ca nhiễm.

Với nghị quyết tình trạng khẩn cấp, chính quyền Madrid có thể huy động các nguồn lực chống dịch, hiện đã khiến ít nhất 136 người thiệt mạng ở nước này.

Đây là lần thứ 2 trong lịch sử gần đây nước này phải công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

virus corona Tay Ban Nha anh 2

Người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ hôm 14/3 ở Bilbao. Ảnh: Reuters.

Tây Ban Nha bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa với thủ đô Madrid từ hôm 12/3. Các quán bar, nhà hàng và cửa hàng không kinh doanh những mặt hàng thiết yếu buộc phải đóng cửa.

El Mundo cho biết siêu thị và các hiệu thuốc vẫn được phép mở cửa.

Những khu vực đầu tiên được áp lệnh phong tỏa tại Tây Ban Nha thuộc vùng Catalonia, bao gồm thị trấn Igualada và 3 ngôi làng lân cận. Lệnh phong tỏa được áp dụng và tiến hành ngay trong đêm, đặt 70.000 dân dưới tình trạng hạn chế đi lại.

Tại khu vực Madrid, chính quyền Tây Ban Nha đã trưng dụng cơ sở hạ tầng tại nhiều bệnh viện tư để ứng phó dịch bệnh. Chính quyền địa phương sẵn sàng sử dụng nhiều cơ sở khác, trong đó có khách sạn, để bổ sung năng lực điều trị hồi sức tích cực khoảng 1.000 ca bệnh.

Tây Ban Nha đã có hai thành viên nội các chính phủ dương tính với virus corona, gồm Bộ trưởng Bình đẳng giới Irene Montero và Bộ trưởng Chính trị vùng Carolina Darias.

Hôm 13/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố châu Âu giờ đang là "tâm điểm" của dịch Covid-19.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước sử dụng những biện pháp quyết liệt, huy động cộng đồng và tiến hành cách ly để có thể cứu sinh mạng người bệnh.

Một số nước châu Âu đã công bố các ca nhiễm và tử vong tăng vọt trong mấy ngày gần đây.

Số ca nhiễm ở Italy hiện đã là gần 18.000 với 1.266 ca tử vong. Số ca tử vong ở nước này trong ngày 14/3 là 250 ca, chỉ thua mức kỷ lục 252 ca tử vong Trung Quốc ghi nhận hôm 13/2.

Số ca nhiễm ở Hà Lan ngày 14/3 cũng đã tăng thêm 155 trường hợp lên 959 ca với 12 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm ở Anh hiện cũng đã là xấp xỉ 1.000 với 21 ca tử vong.

Covid-19 được nâng lên mức đại dịch Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố Covid-19 đã tới giai đoạn được gọi là đại dịch. Hơn 118.000 ca nhiễm tại 114 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tây Ban Nha thêm 1.500 ca nhiễm, trở thành tâm dịch số 2 ở châu Âu

Tây Ban Nha ngày 14/3 thông báo có thêm 1.500 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 5.753 ca.

Tây Ban Nha phong tỏa thủ đô Madrid, tăng 1.200 ca nhiễm trong 1 ngày

Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết số ca nhiễm tại nước này đã lên đến 4.209 trường hợp, tính đến sáng 13/3, với phần lớn ca bệnh được phát hiện ở vùng thủ đô Madrid.

A.N.

Bạn có thể quan tâm