Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau Big C, Central Group bán văn phòng phẩm ở Sài Gòn

Thương hiệu bán lẻ tiếp theo chuyên về văn phòng phẩm B2S vừa được Central Group, ông lớn bán lẻ từ Thái Lan, mang vào Việt Nam.

Sau nhiều thương vụ mua bán và sát nhập các thương hiệu lớn của Việt Nam, Central Group của Thái Lan tiếp tục gia tăng hiện diện tại thị trường Việt khi tiến vào mảng bán lẻ văn phòng phẩm.

Ngày 1/7, nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan đã khai trương trung tâm bán lẻ văn phòng phẩm tại quận Thủ Đức, TP.HCM. Trung tâm có diện tích 900 m2, gồm 4 tầng lầu, kinh doanh hơn 6.000 loại văn phòng phẩm khác nhau. Khoảng 80% sản phẩm tại đây là thương hiệu nước ngoài, trong đó nhiều hàng của Thái Lan.

Trung tam Van phong pham B2S anh 1
Thương hiệu bán lẻ tiếp theo được Central Group mang tới Việt Nam là thương hiệu chuyên về bán lẻ văn phòng phẩm B2S. Ảnh: H.L

Central Group đang vận hành hàng loạt thương hiệu tại Việt Nam như siêu thị điện máy Nguyễn Kim, hệ thống siêu thị Big C, thương mại thời trang trực tuyến Zalora, trung tâm mua sắm Robins, cửa hàng đồ thể thao SuperSports, cửa hàng thời trang Marks and Spencer, cửa hàng đồng giá Nhật Bản Komonoya, hệ thống siêu thị Lan Chi Mart...

Trung tâm văn phòng phẩm mới này hỗ trợ cả mua sắm trực tuyến qua trang chủ và hotline, bên cạnh việc cung ứng tại cửa hàng.

Bà Nguyễn Thị Thục Vy, Giám đốc B2S Việt Nam cho rằng việc mở trung tâm văn phòng đầu tiên không đặt tại trung tâm TP.HCM mà đặt ở Thủ Đức bởi nơi có 4 khu công nghiệp lớn. Ngoài ra, Thủ Đức cũng là làng đại học lớn nhất trên cả nước. Nơi đây cũng tập trung đông khách hàng là dân văn phòng và giới trẻ với các sản phẩm cập nhật xu thế mới và thời trang.

Central Group thuộc gia đình tỷ phú Thái Chirathivat, là một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với hoạt động chủ yếu tại Thái Lan và đang cố gắng phát triển ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia cùng một số quốc gia khác. Tài sản của Group Central, bao gồm nhiều trung tâm mua sắm và các chuỗi của hàng bách hoá quốc gia, trị giá gần 10 tỷ USD và sử dụng khoảng 70.000 lao động.

Hiện Việt Nam đang là thị trường bán lẻ rất được Central Group quan tâm. Vài năm trở lại đây, tập đoàn này liên tục thâu tóm các thương hiệu bán lẻ Việt để nhanh chóng gia tăng hiện diện cũng như chiếm lĩnh thị phần. D9ih2 đám là thương vụ thâu tóm hệ thống siêu thị Big C cuối tháng 4/2016.

Đại biểu Quốc hội lo ngại hàng tỷ USD vốn FDI đổ vào thâu tóm DN Việt

Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), sản phẩm của các doanh nghiệp Việt vơi dần khi siêu thị Việt rơi vào tay chủ ngoại. Các start up có thể chết từ trong trứng nước.



Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm