Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau 7 năm, nhà máy xử lý nước thải vẫn không hoạt động

Qua 7 năm đầu tư xây dựng song nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp (CN) Quán Ngang (xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) vẫn chưa đưa vào hoạt động.

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân dự án nhiều lần chậm tiến độ, xin gia hạn thời gian dài vẫn không đưa vào hoạt động, ông Võ Thành Trung - Giám đốc Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng thuộc BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cho hay, trước đây đơn vị xin gia hạn đến 31/12/2023 là do nhà máy chưa được lắp đặt thiết bị quan trắc tự động theo Luật Bảo vệ môi trường mới bổ sung và sửa đổi.

Quan Ngang Quang Tri anh 1

Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Khu CN Quán Ngang qua 7 năm xây dựng vẫn chưa đi vào hoạt động.

Sau khi đã lắp đặt, ngày 4/1/2024, công trình đã được Bộ Tài nguyên -Môi trường (TN&MT) thành lập đoàn kiểm tra khảo sát thực trạng hiện trường nhằm cấp giấy phép môi trường để đưa dự án vào hoạt động.

Song qua khảo sát, đoàn đề xuất một số nội dung cần phải bổ sung, điều chỉnh theo đúng Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3, Điều 57, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, làm cơ sở cho việc thẩm định và cấp giấy phép môi trường của dự án.

“Việc xin bổ sung hạng mục, bố trí vốn và gia hạn tiến độ thực hiện dự án đến hết năm 2024”, ông Trung nói.

Khu CN Quán Ngang được thành lập năm 2008, có tổng diện tích theo quy hoạch 321,7 ha, bao gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 gần 140 ha, giai đoạn 2 là 66 ha, giai đoạn 3 hơn 116 ha. BQL các Khu CN tỉnh Quảng Trị (nay là BQL Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị) được giao thực hiện việc xây dựng và phát triển hạ tầng khu CN này.

Mặc dù đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng khu CN này không có nhà máy xử lý nước thải theo quy định về xây dựng KCN, khiến nguồn nước xả thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp ở đây gây ô nhiễm môi trường nặng. Người dân sinh sống ở các địa phương gần đó liên tục kiến nghị chính quyền, ngành chức năng xử lý.

Năm 2017, UBND tỉnh Quảng Trị giao BQL Khu kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư dự án gần 100 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu CN, thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2020.

Dự án gồm các hạng mục hệ thống thoát nước thải sau xử lý dài gần 6,5km, tuyến ống thu gom nước thải hơn 4,3km và nhà máy xử lý nước thải tập trung với 2 phần chính là xây dựng và lắp đặt thiết bị, máy móc.

Tuy nhiên, đến nay đã 7 năm trôi qua, dự án này vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Ông Trần Văn Quảng - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị chia sẻ, Khu CN Quán Ngang không phải là trường hợp cá biệt, hiện nay các khu CN, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xây dựng hạ tầng, mặt bằng nhưng hầu như chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, các khu CN, CCN đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Do đó, đơn vị đang tham mưu UBND tỉnh thực hiện đề án hoàn thiện hệ thống xử lý nguồn nước thải này tại các CCN, khu CN; không thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN, khu CN nếu không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Bí thư Hà Nội kiểm tra cống ngầm gom nước thải sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng đoàn công tác đã kiểm tra hệ thống cống ngầm sâu gần 20 m dưới lòng sông Tô Lịch khu vực ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch.

Chiêu làm ăn của chủ bãi rác

Dù trái phép, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nhưng các chủ bãi rác, bãi trạc thải ở Hà Nội vẫn bất chấp để hành nghề vì có mối lợi lớn từ nhiều phía.

Sống chung với rác trên dự án trị giá 535 tỷ đồng ở Hà Nội

Tình trạng phế liệu, rác thải chất đống cùng bụi bặm lâu ngày đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân khu vực dự án đầu tư hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/sau-7-nam-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-van-khong-hoat-dong-post1630088.tpo

Hữu Thành - Thanh Bình/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm