Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau 10 năm sóng thần, mẹ mới tìm thấy thi thể con

May Aye Nwe, 20 tuổi rời quê hương ở Myanmar leo lên thuyền để tìm kiếm giấc mơ ở Thái Lan ngày 26/12/2004. Cô ra đi đúng vào ngày xảy ra sóng thần ở Ấn Độ Dương.

Mất đi đứa con gái thân yêu là nỗi đau quá lớn đối với bà Aye Pu. Nhưng việc không tìm thấy thi thể con cũng là nỗi khắc khoải suốt 10 năm qua của bà. Ảnh: AP
Mất đi đứa con gái thân yêu là nỗi đau quá lớn đối với bà Aye Pu. Nhưng việc không tìm thấy thi thể con cũng là nỗi khắc khoải suốt 10 năm qua của bà. Ảnh: AP

Người mẹ bất hạnh ở quê nhà nhận tin qua một cú điện thoại cho biết con gái thiệt mạng và xác đã trôi ra biển 10 ngày sau đó.

Phải đến gần 10 năm sau, mẹ cô gái xấu số, bà Aye Pu mới biết được sự thật. Thực ra thi thể của Nwe đã dạt vào bờ và được chôn trong một nấm mồ vô danh bên cạnh hơn 400 thi thể chưa xác định tại Nghĩa trang Nạn nhân Sóng thần ở miền nam Thái Lan.

Các bia mộ chỉ được đánh số thay vì khắc tên người quá cố. 

“Trong một khoảng thời gian rất lâu, tôi đã tin con gái tôi chỉ mất tích. Tôi thực sự không thể diễn tả bằng lời nỗi buồn cùng như sự hạnh phúc của bản thân lúc này”, bà Aye Pu nghẹn ngào trong nước mắt trả lời cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP – Mỹ.

Tin tìm được mộ con một lần nữa khơi lại những cảm xúc, những kỷ niệm về cô con gái nhỏ từng được coi là chỗ dựa của gia đình nông dân chân chất này. 

Không hiểu sao mộ của Nwe chỉ đánh số PM66-TA1415 trong khi cô được chôn với thẻ căn cước cá nhân. Ảnh: AP
Không hiểu sao mộ của Nwe chỉ đánh số PM66-TA1415 trong khi cô được chôn với thẻ căn cước cá nhân. Ảnh: AP

May Aye Nwe mơ ước trở thành y tá nên mạo hiểm tìm đường sang Thái Lan cùng một người bạn tên Khin Htway Yee. Cả hai phải đi 1.000 cây số đường bộ đến tận cùng phía nam của Myanmar.

Vào khoảng 10h ngày 26/12/2004, họ lên thuyền vượt qua một chiếc vịnh nhỏ để vào Thái Lan, vốn thường chỉ mất 15 phút.

Sáng sớm hôm đó xảy ra trận động đất cường độ 9,1 độ Richter ngoài khơi duyên hải Sumatra, Indonesia, cướp đi sinh mạng 230.000 người của 14 quốc gia.

Khin Htway Yee sống sót nhờ bám được vào một chiếc thùng nhựa giữa dòng nước lên được bờ bên Thái Lan.

Yee kể lại ngày định mệnh đó mà vẫn chưa hết ám ảnh: “Biển đang bình lặng đột ngột trở nên dữ dội trong vài phút”. Do chưa bao giờ được nhìn thấy biển trước đó nên hai cô gái trẻ đã không nhận ra đợt sóng dâng tới đó là không bình thường.

“Chúng tôi ôm chặt lấy nhau. Cô ấy cố gắng bám vào tôi nhưng cuối cùng chúng tôi lìa tay nhau. Tôi chẳng thể làm gì vào thời khắc đó. Tôi cố gắng vật lộn để không mất mạng và chẳng thể cứu được cô ấy”, Yee, 31 tuổi, kể lại.

Cũng theo lời cô gái sống sót, cô không dám thông báo chuyện đã xảy ra với giới chức địa phương vì sợ bị phát hiện di cư bất hợp pháp. Yee sống lay lắt ở Thái Lan 2 năm rồi về nước và lập gia đình. Câu chuyện Yee cũng phần nào giúp giới hữu trách giải thích được câu chuyện liên quan tới 418 thi thể vô thừa nhận ở nghĩa địa nạn nhân sóng thần ở Thái Lan. 

'Vùng đất chết' hồi sinh 10 năm sau sóng thần Ấn Độ Dương

Indonesia, quốc gia thiệt hại nặng nề nhất trong sóng thần Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004, đã tái thiết vùng thiên tai để hồi sinh "miền đất chết" suốt 10 năm qua.

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/sau-10-nam-song-than-me-moi-tim-thay-thi-the-con-20141223180425125.htm

Theo Đỗ Quyên/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm