Thảm họa LUNA có thể không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của DeFi. Tuy nhiên, 10 năm nữa, 90-95% crypto hiện tại có thể về số 0.
_______
Show: The Token Show
Host: Hoàng Sơn
Khách mời: Tiến sĩ Bình Nguyễn, Chủ nhiệm bộ môn cao cấp Kinh doanh ứng dụng Blockchain tại Đại học RMIT.
Độc giả có thể nghe bản Audio.
_______
Sau số Podcast “NFT không chỉ là những bức ảnh số giá triệu USD”, The Token Show tiếp tục mang đến khán thính giả một góc nhìn của Tiến sĩ Bình Nguyễn, Chủ nhiệm bộ môn cao cấp Kinh doanh ứng dụng Blockchain tại Đại học RMIT.
Theo Tiến sĩ Bình Nguyễn, các dự án trong thế giới Blockchain hiện nay được tạo ra giống như là một lời hứa tạo ra những sản phẩm tốt hơn ở hệ thống hiện tại, nhưng đa số các dự án lại thiếu đi các khung pháp lý, sự chia sẻ thông tin đến các nhà đầu tư và quỹ tài chính để bảo vệ tài sản người dùng.
Về "thảm họa LUNA", đây chỉ là một trong nhiều sự cố khác trong thế giới Crypto và hoàn toàn không làm chậm đi sự phát triển của nền tài chính DeFi (Tài chính phi tập trung). Để DeFi phát triển mạnh mẽ cần giải quyết được 3 yếu tố: khung pháp lý, kiến thức và sản phẩm có dễ cho người dùng hay không.
Trong một tương lai giả định Blockchain và DeFi được phổ cập vào cuộc sống, sẽ có nhiều kịch bản được diễn ra như Bitcoin được xem là tài sản thế chấp cho hỗ trợ vay vốn, giao dịch chứng khoán Bitcoin trên toàn cầu, stablecoin được hợp pháp và đưa ra ngoài thị trường.
Đối với công việc làm giáo dục, mô hình Blockchain khó tiếp cận hơn đối với các sinh viên so với mô hình kinh tế truyền thống, nhưng các đề tài về Blockchain thu hút sự sáng tạo và nhiều sự đổi mới hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về Blockchain và thu hút rất nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.