Các quốc gia có mức tiêu thu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất, qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và giao thông, gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do ô nhiễm môi trường, Guardian ngày 9/2 đưa tin.
Theo đó, nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Harvard, Đại học Birmingham, Đại học Leicester và Đại học London thực hiện cho thấy 30% số ca tử vong tại Đông Á, chủ yếu là Trung Quốc, có nguyên nhân là ô nhiễm không khí. Tỷ lệ này ở châu Âu, Canada và Mỹ lần lượt là 16,8%, 13,6% và 13,1%.
Trong khi đó, châu Phi và châu Đại Dương có tỷ lệ tử vong vì ô nhiễm không khí thấp nhất, dưới 4%.
Tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với tính toán trước đó đã khiến các tác giả của nghiên cứu bất ngờ.
"Ban đầu chúng tôi rất do dự khi nhận được kết quả bởi quá kinh ngạc, nhưng rồi chúng tôi tìm thấy ngày càng nhiều bằng chứng về tác động của tình trạng ô nhiễm", nhà địa chất học Eloise Marais, chuyên gia từ Đại học London, cho biết.
"Tôi rất không thích việc phải coi ô nhiễm không khí chính là 'sát thủ vô hình'", giáo sư Neelu Tummala, chuyên gia tai mũi họng từ trường Y khoa thuộc Đại học George Washington, nói.
"Nó tác động tới sức khỏe của mọi con người, đặc biệt là trẻ em, người già, người có thu nhập thấp. Cư dân sống ở đô thị là những người chịu tác động tồi tệ nhất", giáo sư Tummala nói.
Các nhà khoa học cho biết tương lai tình trạng ô nhiễm không khí có sự khác biệt giữa các khu vực trên thế giới.
Trung Quốc sẽ tiếp tục là một điểm nóng về ô nhiễm, dù chất lượng không khí tại nước này đang được cải thiện. Cải thiện chất lượng không khí cũng tiếp tục là xu hướng ở Mỹ.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ tiếp tục là quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ bậc nhất trên thế giới.
Trạng thái 'bình thường cũ' trong Nhà Trắng thời ông Biden
Sự bình thường trở lại với Nhà Trắng trong những tuần đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden, trái ngược hẳn sự hỗn loạn suốt bốn năm của chính quyền ông Donald Trump.
Đồng minh cũ của bà Suu Kyi: 'Tôi không phản bội'
Bà Thet Thet Khine, người từng là đồng minh lâu năm của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, đồng ý tham gia chính phủ quân sự. Nhiều ý kiến chỉ trích bà vì hợp tác với quân đội.
Tiết lộ bất ngờ của tình báo Iran về vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân
Nhà chức trách Iran tin rằng nội gián trong quân đội nước này nhúng tay vào vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh năm 2020.