Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sập mạng ngày Black Friday, các hãng bán lẻ mất 9 triệu USD doanh thu

Vấn đề nghẽn mạng của Walmart sẽ ảnh hưởng đến khoảng 3,6 triệu khách hàng. Với thời gian khắc phục hơn 2h, các nhà bán lẻ có thể mất 9 triệu USD doanh thu ngày Black Friday.

Ngay từ khi mở bán hàng dịp Black Friday năm nay trên nền tảng trực tuyến, các thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới ngay lập tức đã bị nghẽn mạng, Business Insider cho biết.

Người mua sắm trên website của Walmart đã bắt đầu gặp phải vấn đề kỹ thuật khi săn hàng giảm giá dịp khuyến mãi được xem là lớn nhất trong năm trên trang của thương hiệu này ngay từ ngày đầu tiên, hôm thứ 4 vừa rồi.

Trong khi đó, khách hàng của GameStop cũng phàn nàn trên mạng xã hội về các trục trặc công nghệ tương tự khi mua sắm tại đây.

Website cua Walmart,  Lowe,  J.Crew sap mang ngay tu khi moi ban Black Friday anh 1
Thông báo lỗi kỹ thuật website mua sắm trực tuyến của J.Crew trong ngày Black Friday. Ảnh: Business Insider.

Ngay từ khi bắt đầu bán hàng giảm giá vào sáng thứ 5, website của nhà bán lẻ đồ thể thao Canada - Lululemon, cũng bị sập.

Tương tự, trong ngày này, hệ thống bán lẻ mỹ phẩm Ulta của Mỹ cũng bị gián đoạn ngay khi lượng người truy cập quá đông. Các thương hiệu lớn của Anh cũng không ngoại lệ.

Sang ngày thứ sáu, website của J.Crew cũng gặp phải vấn đề kỹ thuật do lượng người mua sắm quá đông. Trang của Lowe đã can thiệp điều tiết không cho quá nhiều khách hàng truy cập vào buổi trưa.

Vấn đề tương tự này xảy ra cho nhiều thương hiệu lớn khác như Hollister, Applebee.

Giải thích về sự cố kỹ thuật này, đại diện một thương hiệu cho rằng do có quá nhiều người mua sắm trực tuyến vào dịp Black Friday và họ có xu hướng “canh” giờ để là những vị khách đầu tiên vào được website.

Business Insider đánh giá hiện cơn ác mộng mua sắm vào ngày “thứ sáu đen tối” Black Friday với các nhà bán lẻ lớn trên thế giới chính là website bán trực tuyến bị lỗi, thậm chí gặp vấn đề ngay từ khi mở bán. Trong khi trước đây, tình trạng cửa hàng quá tải và hết hàng mới là nỗi lo của họ.

GlobalData Retail cho biết xu hướng mua sắm trực tuyến trong tương lai sẽ ngày càng phát triển. Dự kiến chi tiêu cho hình thức này sẽ tăng 33% so với năm ngoái, trong khi đó, tại cửa hàng chỉ ở mức tăng gần 2%.

Theo dữ liệu của Adobe Analytics, vào thứ tư vừa rồi, người mua sắm đã chi 2,4 tỷ USD vào nền tảng trực tuyến, tăng 31,8% so với năm 2017. Doanh số bán hàng online dịp lễ Tạ ơn đạt 3,7 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước đó.

Tính đến 10h sáng ngày Black Friday 23/11, con số bán hàng qua mạng đạt 643 triệu USD, tăng 27,8%.

“Thật dễ dàng để đi đến một website bán hàng khác và tiêu tiền cho nơi đó”, Bob Buffone - Giám đốc công nghệ một công ty chuyên phần mềm, nói.

Vị này cho rằng trong khi người tiêu dùng bỏ tiền nhiều hơn để mua sắm trực tuyến, vốn cho ích cho nhà bán lẻ nhưng các “ông lớn” này tự biến điều này thành ác mộng.

Phân tích của LovetheSales.com cho rằng Walmart có thể mất 3,6 triệu khách hàng vì vấn đề kỹ thuật trong bán hàng trực tuyến. Với các trục trặc kéo dài hơn 2h, các nhà bán lẻ có thể mất tới 9 triệu USD doanh thu.

“Tùy thuộc vào thời gian website gián đoạn, nó có thể khiến các nhà bán lẻ tốn nhiều tiền và cũng gây thiệt hại cho thương hiệu khi khách hàng thể hiện sự thất vọng trên các phương tiện truyền thông”, Buffone nói.

Dân order hàng nước ngoài kiếm bộn dịp Black Friday

Các tay chuyên nhận đặt hàng nước ngoài đang tất bật dịp Black Friday. Vừa “săn” xong hàng ở Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục trắng đêm và “bội thu” với sự kiện giảm giá lớn nhất tại Mỹ.

Ngày BlackFriday ở Sài Gòn: 'Mệt quá rồi, không mua nữa' Chen lấn tìm mua sản phẩm ngày Black Friday, khách hàng tại TP.HCM nhận ra giá trước sale hầu hết cao hơn ngày thường rất nhiều. Có người không mua được gì vì ngợp với biển sale.

Lâm Hoàng

Bạn có thể quan tâm