Theo AP, sao Thủy sẽ ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất trên một đường thẳng trong ngày 11/11. Từ Trái Đất, con người có thể quan sát được sao Thủy dưới dạng một chấm nhỏ màu đen khi nhìn vào Mặt trời.
Thời gian sao Thủy đi ngang qua Mặt trời có thể quan sát được từ Trái Đất kéo dài trong 5 tiếng 30 phút. Trừ châu Á và Australia, phần còn lại của thế giới có thể quan sát được hiện tượng này.
Hình ảnh mô phỏng hiện tượng sao Thủy đi ngang qua Mặt Trời năm 2016. Ảnh: NASA. |
NASA cảnh báo con người cần sử dụng các thiết bị bảo vệ mắt phù hợp nếu muốn quan sát sao Thủy trong thời gian này một cách an toàn, như kính thiên văn hoặc ống nhòm có bộ lọc ánh sáng Mặt Trời.
Do sao Thủy quá nhỏ và nằm gần Mặt trời, con người sẽ không thể quan sát hành tinh này bằng mắt thường, trừ khi nó nằm thẳng hàng chính giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Nếu bỏ lỡ sự kiện lần này, con người cần chờ tới năm 2032 để lại được quan sát sao Thủy đi ngang quang Mặt trời. Mỗi thế kỷ, hiện tượng này chỉ diễn ra khoảng 13 đến 14 lần.
Theo NASA, sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời, với đường kính đạt 4.800km, so với đường kính của Mặt trời là 1,4 triệu km. Trong khi đó, Trái Đất có đường kính khoảng 12.800km.