Cho đến bản dự thảo gần đây nhất được trình bày hôm 18/11, về cơ bản các điểm quan trọng trong Hiến pháp không có nhiều thay đổi đáng kể:
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: Sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại... Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa 13 đã làm gì để thúc đẩy chứ không phải cản trở sự phát triển của dân tộc... |
Vai trò của các thành phần kinh tế không thay đổi: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo".
Mô hình và tổ chức chính quyền địa phương sẽ được quy định cụ thể trong luật và sau khi tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường ở một số địa phương và chính quyền đô thị ở TP.HCM.
Các đại biểu đã góp ý lần cuối cùng vào bản dự thảo này bằng cách ghi phiếu thay vì thảo luận tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cam kết Uỷ ban dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ trên cơ sở góp ý của đại biểu tiếp tục hoàn chỉnh một vòng nữa, tiếp thu tận cùng những ý kiến xác đáng, hợp lý “để có thể yên tâm là dù còn ý kiến khác nhau nhưng Quốc hội đã làm việc hết trách nhiệm".
Còn trước đó, tại phiên thảo luận tại Hội trường hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đã lưu ý Quốc hội: "Tôi nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại, mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa 13 đã làm gì để thúc đẩy chứ không phải cản trở sự phát triển của dân tộc, mà lịch sử dân tộc ta có trí nhớ rất dai".
Và một ngày trước khi Quốc hội kỳ này bế mạc, các đại biểu sẽ quyết định số phận bản Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013.